11.09.2023
10:00–11:30

Tòa nhà B, tầng 6, hội trường số 8

Giáo dục và đào tạo là cơ sở để độc lập

Học sinh và sinh viên. Đồng hành cùng đất nước


Quá trình giáo dục không chỉ có dạy và học mà còn phải kể đến hướng quan trọng nhất - giáo dục. Một mô hình giáo dục được xây dựng hiệu quả trong các trường phổ thông và đại học không chỉ giúp hình thành một nhân cách phát triển hài hòa, mà còn khơi dậy ý thức gắn bó với đất nước, đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội ổn định. Theo nghĩa này, lòng yêu nước đóng vai trò là một thành phần quan trọng trong sự giàu có về tinh thần của cá nhân, đặc trưng cho tầm quan trọng xã hội của nó. Để hiểu sâu hơn về vấn đề này, chúng ta cần giải quyết nhiều vấn đề không hề đơn giản. Làm thế nào để thấm nhuần và gìn giữ trong tâm trí thế hệ trẻ tinh thần yêu nước và trách nhiệm đối với sự phát triển của đất nước? Làm thế nào để giáo dục lòng yêu nước không chỉ trở thành một hệ thống, mà trên hết, trở thành một phần hữu cơ của chính đời sống xã hội? Giới trẻ hiện đại quan niệm thế nào về khái niệm “lòng yêu nước” và liệu có thể thấm nhuần lòng yêu nước hay không? Có thể đo lường được mức độ yêu nước không?


Moderator:
Boris Korobets — Rector, Far Eastern Federal University

Panellists:
Alexander Bugaev — First Deputy Minister of Enlightenment of the Russian Federation
Grigoriy Kuranov — Deputy Presidential Plenipotentiary Envoy to the Far Eastern Federal District of the Russian Federation
Aleksandra Lebedeva — Deputy Chairman of the Government of the Kamchatka Territory
Kazini Milarowell — Student, School of Arts and Humanities, Far Eastern Federal University
Vladimir Mikhalev — Student of the Oriental Institute – School of Regional and International Studies, Far Eastern Federal University
Olga Petrova — Deputy Minister of Science and Higher Education of the Russian Federation
Alexey Chekunkov — Minister of the Russian Federation for the Development of the Far East and the Arctic

Front row participants:
Denis Burov — Rector, Admiral Nevelsky Maritime State University
Dmitry Guzhelya — Deputy General Director, ANO Russia – Land of Opportunity
Mikhail Paley — Chairman, All-Russian Movement "Inspirers"
Nataliya Pakholkova — First Deputy Minister of Tourism of the Sakhalin Region

11.09.2023
12:30–14:00

Tòa nhà D, tầng 6, hội trường số 18

Giáo dục và đào tạo là cơ sở để độc lập

Bảo tồn con người là nền tảng cho sự phát triển văn hóa xã hội của Nga


Để giải quyết các vấn đề về nhân khẩu học, nhà nước đã thực hiện hàng loạt các biện pháp, trong đó có việc xây dựng chiến lược bảo tồn quốc gia giai đoạn đến năm 2050. Đặc điểm nổi bật trong các giải pháp của Nga là hợp tác xã hội trong triển khai các chương trình y tế công cộng và phúc lợi gia đình với mục tiêu tăng dân số và tuổi thọ của người dân. Một nhân tố quan trọng trong bảo tồn con người là triển khai chính sách văn hóa – xã hội của nhà nước nhằm nâng cao địa vị xã hội của các gia đình đông con, cũng như các chuẩn mực đạo đức cao trong xã hội. Ngoài ra, sự hợp tác của nhà nước với các tôn giáo truyền thống, các tổ chức phi lợi nhuận và các hiệp hội tình nguyện trong củng cố thể chế gia đình và phát huy các giá trị của lối sống lành mạnh về đạo đức và thể chất cũng không kém phần quan trọng. Làm thế nào để gắn kết nỗ lực của các cơ quan công quyền, các tổ chức phi chính phủ và các phương tiện truyền thông, giúp hoàn thành nhiệm vụ bảo tồn con người? Làm thế nào để có được một cách tiếp cận đồng bộ trong giải quyết các vấn đề nhân khẩu học bằng cách phát huy thể chế về các giá trị gia đình, giá trị của tình mẫu tử và giá trị của sức khỏe? Những cộng đồng và công cụ nào khác sẽ là nền tảng cho sự phát triển của giới trẻ ngày nay?


Moderator:
Anastasia Stolkova — First Deputy Chief Executive Officer for Development, Director of the Healthcare Directorate, Roscongress Foundation

Panellists:
Konstantin Abramov — General Director, All-Russian Public Opinion Research Center Foundation (VTsIOM); Chairman, Public Council under the Ministry of Labor and Social Protection of the Russian Federation
Maria Afonina — Vice Rector for Learning Activities of Educational Center SENEZH (“Russia - the Country of Opportunities” Project)
Anna Polezhaeva — Director, House of the Peoples of Russia
Natalya Popova — First Deputy General Director, Innopraktika
Sergey Rybalchenko — General Director, Scientific and Public Expert Evaluation Institute; Chair, Commission for Demography and the Protection of Family, Children, and Traditional Family Values, Public Chamber of the Russian Federation

Front row participants:
Irina Volynets — Commissioner for Children’s Rights in the Republic of Tatarstan
Anton Yaremchuk — Acting Deputy Governor of the Chukotka Autonomous Region

11.09.2023
12:30–14:00

Tòa nhà B, tầng 7, hội trường số 11

Giáo dục và đào tạo là cơ sở để độc lập

Không đâu bằng quê hương: sức hút của các địa phương đối với giới trẻ


Thanh niên chắc chắn là động lực tương lai cho sự phát triển kinh tế - xã hội thành công của khu vực và đất nước. Ngày nay, có một xu hướng khách quan là giới trẻ di cư từ quê lên các thành phố lớn. Trong đó, Moscow và St. Petersburg vẫn là những nơi thu hút giới trẻ hàng đầu. Tại sao thanh niên lại rời bỏ quê hương? Những người trẻ tuổi cần gì để trở về và phát triển bản thân ở quê hương? Có thể ngăn chặn tình trạng di cư từ Viễn Đông nhờ vào các dự án trợ cấp nhà ở cho thanh niên?


Moderator:
Mikhail Khomich — Managing Director for International Development, VEB.RF; Special Projects Director, Agency for Strategic Initiatives to Promote New Projects (ASI)

Panellists:
Aleksandr Vaino — Head of Youth Initiatives Center, Agency of Strategic Initiatives (ASI)
Elvira Nurgalieva — Deputy Minister of the Russian Federation for the Development of the Far East and the Arctic
Maksim Oreshkin — Aide to the President of the Russian Federation
Alexander Osipov — Governor of Trans-Baikal Territory
Vladimir Solodov — Phó đại diện toàn quyền của Tổng thống tại vùng Viễn Đông
Nikita Stasishin — Deputy Minister of Construction, Housing and Utilities of the Russian Federation

11.09.2023
15:00–16:30

Tòa nhà B, tầng 6, hội trường số 6

Giáo dục và đào tạo là cơ sở để độc lập

Thể thao Viễn Đông


Trong thực tế mới, Viễn Đông đang trở thành trung tâm quan trọng nhất cho các hình thức hợp tác quốc tế mới cả trong thể thao và các lĩnh vực khác. Trong khuôn khổ hợp tác kéo dài nhiều năm, Nga và Trung Quốc vẫn đang tiếp tục trao đổi trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Các trò chơi thể thao mùa đông và mùa hè dành cho thanh thiếu niên được tổ chức với quy mô lớn ở Trung Quốc. Các vận động viên đến từ Trung Quốc đã tham gia Đại hội Thể thao sinh viên quốc tế, Thế vận hội mùa hè dành cho người khiếm thính và các cuộc thi khác ở Nga. Kết quả sơ bộ của Những năm hợp tác Nga-Trung trong lĩnh vực thể dục, thể thao ra sao? Vai trò của và ngoại giao thể thao và ngoại giao truyền thống trong quá trình này? Hợp tác thể thao của Nga với Trung Quốc và các nước châu Á khác sẽ phát triển như thế nào? Nga đã được chọn là chủ nhà Đại hội Thể thao Hữu nghị Thế giới và Đại hội Thể thao BRICS, sẽ được tổ chức vào năm 2024. Các vận động viên ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương có muốn tham gia vào các sự kiện này không? Những trung tâm thể thao mới nào sẽ xuất hiện ở Viễn Đông trong những năm tới? Ở Viễn Đông, marathon và các cuộc thi quần chúng khác đang ngày càng phát triển. Các nhà tổ chức cần trợ giúp gì để phát huy tiềm năng quốc tế của mình?


Moderator:
Vasily Konov — Deputy General Producer, Match TV

Panellists:
Galina Izotova — Acting Chairman, Accounts Chamber of the Russian Federation
Konstantin Kolpakov — Chairman, Council of Young Diplomats Russian Foreign Ministry
Oleg Matytsin — Minister of Sport of the Russian Federation
Svetlana Romashina — Seven-Time Olympic Champion in Synchronized Swimming
Boris Rotenberg — Founder, Head of the Russian Motorsport Development Program, SMP Racing
Alexey Svirin — President, Russian Rowing Federation
Alexey Sorokin — General Director, Organizing Committee of the World Friendship Games
Marat Filippov — Secretary of the Council under the President of the Russian Federation for the Development of Physical Culture and Sports
Sergey Shishkarev — Chairman of the Board of Directors, Delo Group of Companies; Chairman of the Supreme Council, Handball Federation of Russia

Front row participants:
Georgy Bryusov — Director, Centre for Athletic Training of Russian National Teams (CAT)
Shanshan Guo — Attache of the Embassy of the People's Republic of China in the Russian Federation
Nadezhda Petrova — Olympic Medalist in Tennis
Mohammad Umair Bin Roshidi — Second Secretary, Malaysian Embassy in the Russian Federation

11.09.2023
17:15–18:45

Tòa nhà B, tầng 6, hội trường số 8

Giáo dục và đào tạo là cơ sở để độc lập

Hướng tới một tương lai chung: những sáng kiến văn hóa và xã hội nào của doanh nghiệp đang được kỳ vọng ở Viễn Đông?


Đóng góp của các tập đoàn, tổ chức tư nhân và doanh nghiệp vào phát triển các dự án văn hóa xã hội giúp tăng tính bền vững kinh tế của khu vực, sức hấp dẫn du lịch và sự hài lòng của người dân địa phương. Nhờ đó, các thành phố có được nhiều sáng kiến xã hội mới, không gian công cộng hiện đại và ngày càng nhiều các chi nhánh của các tổ chức lớn. Số liệu thống kê cho thấy sự quan tâm ngày càng tăng của cả doanh nghiệp và nhà nước đối với việc phát triển các dự án văn hóa xã hội: ví dụ, chi ngân sách cho văn hóa trong 7 năm đã tăng 1,6 lần vào năm 2020, tỷ lệ các công ty thực hiện các dự án văn hóa đã tăng trong 5 năm qua từ 48% lên 60%, và tổng chi phí của doanh nghiệp cho các dự án xã hội đang tăng trung bình mỗi năm khoảng 50 tỷ rúp. Bên cạnh đó, nhu cầu của xã hội cũng là một động lực quan trọng: theo PBN, gần 70% người Nga tin rằng các doanh nghiệp cần giúp đỡ đất nước - bằng cách tổ chức các sự kiện văn hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng và giải quyết các vấn đề xã hội. Vai trò của các tập đoàn trong phát triển các hoạt động xã hội hiệu quả ở những địa phương họ hiện diện là gì? Các chương trình an sinh xã hội tác động như thế nào đến chỉ số kinh tế của doanh nghiệp và thay đổi cuộc sống ở các khu vực? Những định hướng ưu tiên, khả năng của doanh nghiệp và nhu cầu của người dân quan hệ qua lại ra sao trong điều kiện mới? Đâu là động lực thúc đẩy doanh nghiệp và các quỹ triển khai những dự án văn hóa xã hội mới: chiến lược riêng, nhu cầu bên ngoài hay quyền lợi của người lao động? Các quỹ và công ty sẽ tạo ra những điểm thu hút nào tại các thành phố thuộc Vùng Liên bang Viễn Đông vào năm 2024, phát triển cộng đồng và nâng cao chất lượng cuộc sống ra sao? Lợi nhuận đầu tư: mục tiêu và giá trị chỉ số mục tiêu nào được đặt ra khi triển khai các dự án xã hội?


Moderator:
Igor Korotetskiy — Head of the Group for the Provision of Services in the Field of Operational Risks and Sustainable Development, Kept

Panellists:
Aleksandra Boldyreva — Executive Director, Russian Donors Forum
Andrey Vinyukov — First Deputy General Director, Coal Mining Company “Kolmar”
Yuliya Morozova — Deputy Chairman, Government of Kamchatskiy Krai
Alexander Popov — Vice President, Head of the Trans-Baikal Division, OJSC MMC Norilsk Nickel
Antonina Priezzheva — Director of the Personnel Management, Gazprom-Media Holding
Olga Shamaiko — Head of the Assisted Employment Project, Naked Heart Foundation

Front row participants:
Lyudmila Danilova — Executive Director, Kupol Social Development Fund
Veronika Sipacheva — President, Energy of Participation Fund

11.09.2023
17:15–18:45

Tòa nhà B, tầng 6, hội trường số 7

Giáo dục và đào tạo là cơ sở để độc lập

Giáo dục đại học: nước Nga của tương lai


Giáo dục là điều kiện và động lực then chốt của tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Để thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục, chương trình học thuật “Viễn Đông - Định hướng ưu tiên 2030” đã được khởi động vào năm 2022. Các trường đại học Viễn Đông đang nghiên cứu và thực hiện nhiều chương trình giáo dục theo mạng lưới, thúc đẩy sự phát triển của khoa học và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Những kết quả ban đầu của chương trình: các dự án chiến lược mới với sự tham gia của doanh nghiệp, các phòng thí nghiệm hiện đại và thu hút sinh viên từ khắp mọi miền đất nước. Chương trình “Viễn Đông - Định hướng ưu tiên 2030” tác động thế nào đến sự chuyển đổi của các trường đại học? Các trường đại học phải đối mặt với những thách thức gì? Chương trình ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của các vùng trong ngắn hạn và dài hạn? Làm thế nào để phát triển và hỗ trợ các trường đại học? Làm thế nào để xây dựng mối quan hệ với doanh nghiệp trong thực tế mới?


Moderator:
Inna Shevchenko — Rector, Southern Federal University (SFedU)

Panellists:
Dmitry Afanasiev — Deputy Minister of Science and Higher Education of the Russian Federation
Irina Zhukova — Director of the Agricultural Education Development Center, Innopraktika
Kirill Kravchenko — Deputy Cheif Executive Officer, Gazprom Neft
Artur Martirosov — Venture Partner, Voskhod Venture Capital
Anatoly Nikolaev — Rector, Ammosov North-Eastern Federal University
Elvira Nurgalieva — Deputy Minister of the Russian Federation for the Development of the Far East and the Arctic
Alexander Samardak — Acting Rector, Sakhalin State University

Front row participants:
Denis Burov — Rector, Admiral Nevelsky Maritime State University
Elena Kharisova — Vice-Rector for Development, Far Eastern Federal University; General Director, Fund for the Development of Innovative Scientific and Technological Center "Russky"

11.09.2023
17:15–18:45

Tòa nhà D, Tầng 5, hội trường số 14

Giáo dục và đào tạo là cơ sở để độc lập

Phụ nữ trong sự phát triển kinh tế và nhân đạo các vùng lãnh thổ phía Bắc, Siberia và Viễn Đông


Các dự án cơ sở hạ tầng và nhân đạo quy mô lớn đang được triển khai ở phía Bắc, Viễn Đông và Siberia. Sự tham gia của phụ nữ vào bảo tồn hệ sinh thái và bản sắc, văn hóa, truyền thống độc đáo của các dân tộc bản địa phía bắc nước Nga, nâng cao phúc lợi xã hội của người dân và phát triển bền vững các địa phương góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội quan trọng của đất nước. Đưa các nhiệm vụ này ra thảo luận tại các diễn đàn quy mô lớn giúp xem xét toàn bộ các vấn đề tồn tại ở miền Bắc và tìm ra các giải pháp hiệu quả để khắc phục. Để đảm bảo triển khai thực hiện các giải pháp, cần phải liên tục giám sát việc triển khai. Những giải pháp ưu tiên hỗ trợ phụ nữ trong lĩnh vực y tế và bảo trợ xã hội tại các khu vực phía Bắc nước Nga? Làm thế nào để tìm được sự cân bằng giữa bảo tồn hệ sinh thái và phát triển lãnh thổ? Cần phải làm gì để tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào phát triển kinh tế ở khu vực phía Bắc? Các doanh nghiệp đã sẵn sàng mở rộng quy mô những chương trình nào nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào mọi lĩnh vực của xã hội tại các địa phương phía Bắc?


Moderator:
Maria Afonina — Vice Rector for Learning Activities of Educational Center SENEZH (“Russia - the Country of Opportunities” Project)

Panellists:
Olga Batalina — First Deputy Minister of Labor and Social Protection of the Russian Federation
Natalya Gonchar — Head of Corporate Relations Department, Sakhalin Energy
Galina Karelova — Deputy Chairman, Federation Council of the Federal Assembly of the Russian Federation (online)
Evgenia Kotova — Deputy Minister of Health of the Russian Federation
Elena Myakotnikova — Director of Climate Initiatives and Carbon Management, SIBUR
Alexandra Ryabykh — Co-founder, Association of Women in the Nuclear Industry Foundation; Co-chairman, "Ecosystem" All-Russian Ecological Movement
Tatiana Sakharova — Senator of the Russian Federation from the Murmansk Region
Roza Chemeris — Member of the Committee of the State Duma of the Federal Assembly of the Russian Federation on Foreign Affairs
Elena Shumakova — Deputy Governor of Khanty‑Mansi Autonomous Area–Yugra

11.09.2023
17:15–18:45

Tòa nhà D, tầng 6, hội trường số 18

Giáo dục và đào tạo là cơ sở để độc lập

Chỉ số “Tính chuyên nghiệp”: nhân lực mới cho nền kinh tế mới


Nền kinh tế Viễn Đông đang cần nhân lực có trình độ chuyên môn cao. Nghề nghiệp đang ngày càng trở thành sự lựa chọn có ý thức của thế hệ trẻ và là sự đảm bảo cho một khởi đầu thành công. Dự án “Tính chuyên nghiệp” đang chuyển đổi thành công giáo dục ở các trường cao đẳng và trường kỹ thuật, tích cực thu hút doanh nghiệp vào quá trình đào tạo nhân sự. Làm thế nào để cân bằng hệ thống giáo dục trung cấp nghề và nhu cầu của người sử dụng lao động? Làm thế nào để các chương trình giáo dục phù hợp hơn? Làm thế nào để thiết lập đối thoại hiệu quả giữa đại diện doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục?


Moderator:
Evgeniy Szhenov — Scientific Supervisor, "Scientific and Educational Policy" Expert and Analytical Center

Panellists:
Alexander Bugaev — First Deputy Minister of Enlightenment of the Russian Federation
Hasan Hasanbalayev — Executive Director for Social Development, Corporation for the Development of the Far East and the Arctic
Mikhail Ivanov — Deputy General Director, Director for Government Relations, Rimera
Evgeny Petrov — Head, Federal Agency for Subsoil Use
Dmitry Shahanov — Deputy Director General, Russian Railways

Front row participants:
Nikolay Dolgov — Director for Development of Professionals 4.0 Platform, Gazprom
Aleksandra Lebedeva — Deputy Chairman of the Government of the Kamchatka Territory
Maxim Lopatin — Director, Khabarovsk Industrial and Economic College
Sofia Malyavina — General Director, National Priorities
Olga Petrova — Deputy Minister of Science and Higher Education of the Russian Federation
Pavel Stepanov — Deputy General Director, Geoscan Group of Companies
Mikhail Khardikov — Operations Director, En+ Group

12.09.2023
10:00–11:30

Tòa nhà A, tầng 5, hội trường số 4

Giáo dục và đào tạo là cơ sở để độc lập

Ưu tiên phát triển các trường đại học ở Viễn Đông và Bắc Cực như động lực phát triển kinh tế xã hội và công nghệ của các địa phương


Các vấn đề xã hội, kinh tế và cơ sở hạ tầng ở Bắc Cực và Viễn Đông sẽ không thể giải quyết nếu không thu hút được những người trẻ tuổi, tài năng tham gia. Ở cấp liên bang, có rất nhiều chương trình nhằm thu hút thanh niên tham gia vào lĩnh vực khoa học, CNTT và các lĩnh vực công nghệ cao khác. Các trường đại học đóng vai trò then chốt trong việc thực hiện những dự án này, bảo đảm sự liên kết giữa “học sinh – sinh viên – người tốt nghiệp (nhân viên)”. Sự tham gia của các trường đại học Viễn Đông vào chương trình “Ưu tiên 2030” và dự án “Các trường kỹ thuật tiên tiến” giúp hình thành các công cụ mới để làm việc với thanh niên và tham gia cạnh tranh tìm kiếm nhân tài với các trường đại học Moscow, đồng thời xây dựng sự hợp tác cần thiết với doanh nghiệp và khu vực để triển khai các dự án chiến lược. Các trường đại học ở Bắc Cực và Viễn Đông cần làm gì để thu hút sinh viên và giảng viên, nhà nghiên cứu trẻ? Công cụ nào để thu hút thanh niên tài năng hiệu quả nhất hiện nay? Các trường đại học và nhà tuyển dụng gặp phải vấn đề gì và tại sao vấn đề thiếu nhân sự vẫn tồn tại dai dẳng? Cần thực hiện những biện pháp nào ở cấp liên bang/khu vực/địa phương để thu hút nhân tài đến Viễn Đông?


Moderator:
Irina Zhukova — Director of the Agricultural Education Development Center, Innopraktika

Panellists:
Andrey Voronin — Director, Center for Strategic Initiatives, MISIS University; Deputy Chairman, Coordinating Council for Youth Affairs in the Scientific and Educational Spheres of the Council under the President of the Russian Federation for Science and Education
Hasan Hasanbalayev — Executive Director for Social Development, Corporation for the Development of the Far East and the Arctic
Yulia Goryachkina — Director for the "Personnel for the Digital Economy" Direction, Digital Economy (online)
Sergey Zverev — Deputy Director, Integration Education Development Center; Member of the Coordinating Council for Youth Affairs in the Scientific and Educational Spheres of the Council under the President of the Russian Federation for Science and Education
Boris Korobets — Rector, Far Eastern Federal University
Alexander Samardak — Acting Rector, Sakhalin State University
Lyudmila Tekutyeva — General Director, Arnika

12.09.2023
10:00–11:30

Tòa nhà B, tầng 6, hội trường số 8

Giáo dục và đào tạo là cơ sở để độc lập

Vai trò và tiềm năng của xã hội dân sự đối với sự phát triển của vùng Viễn Đông


Cùng với cơ sở hạ tầng, đầu tư và tài nguyên thiên nhiên, năng lượng sáng tạo của cư dân đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của các địa phương. Những công dân tích cực khởi xướng và thực hiện các dự án xã hội, sáng tạo, giáo dục, thanh niên và môi trường ở Viễn Đông sẽ đóng góp to lớn vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng sức hấp dẫn của các khu vực này. Hoạt động của họ cấu thành một khu vực của nền kinh tế - khu vực phi thương mại. Nhà nước đang đẩy mạnh quan hệ đối tác với khu vực này: hầu hết các địa phương đều tổ chức những cuộc thi để tài trợ cho các tổ chức phi chính phủ, triển khai ưu đãi cho các doanh nghiệp thực hiện dự án trong lĩnh vực này, hỗ trợ để mở rộng quy mô hoạt động và phát triển năng lực của các nhóm dự án. Vai trò của các thể chế xã hội dân sự trong đảm bảo sự phát triển nhanh chóng của vùng Viễn Đông là gì? Các địa phương đánh giá hiệu quả xã hội trong hoạt động của khu vực phi lợi nhuận đối với nền kinh tế như thế nào? Mối quan hệ hợp tác giữa nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ có bình đẳng về quyền lợi không?


Moderator:
Anton Dolgov — Executive Director, Presidential Grants Foundation

Panellists:
Georgiy Belozerov — Chief Operating Officer, Agency for Strategic Initiatives to Promote New Projects
Roman Karmanov — Chief Executive Officer, Presidential Fund for Cultural Initiatives
Sergey Novikov — Chief of the Presidential Directorate for Social Projects
Oleg Rakitov — Director-Coordinator of Social and Cultural Programs, VEB.RF
Nikolai Slabzhanin — Executive Director, Russian Committee "Children's Villages - SOS"; Member, Public Council under the Commissioner for the President of the Russian Federation for Children
Alexey Tsydenov — Head of the Republic of Buryatia
Pavel Yasevich — Deputy Chairman of the Government of the Kamchatka Territory

Front row participants:
Mikhail Kanavtsev — Head of the Direction Studio of New Media, Russia – the Country of Opportunities
Artem Naumenko — President, Charitable Foundation "We are together"
Elena Spiridonova — Executive Director – Chief of Staff, Russian Bar Association

13.09.2023
10:00–11:30

Tòa nhà A, tầng 3, hội trường số 2

Giáo dục và đào tạo là cơ sở để độc lập

Ý nghĩa mới của Đông phương học: nhu cầu của người sử dụng lao động, giáo dục kinh doanh và lợi ích quốc gia


Những thách thức mới ở châu Á đòi hỏi cần phải có những hình thức đào tạo chuyên gia mới, được định hướng trên nhiều lĩnh vực: từ lịch sử đến kinh tế, kinh doanh và khởi nghiệp. Trong đó, nhiệm vụ chính là đào tạo các chuyên gia phải đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động và giúp thúc đẩy lợi ích của Nga ở châu Á. Làm thế nào để hiện đại hóa chương trình giáo dục nhằm duy trì những truyền thống tốt đẹp nhất, đồng thời đào tạo nhân lực trong giai đoạn phát triển hiện nay? Các cơ sở giáo dục của Nga đã có những kinh nghiệm gì về giáo dục kinh doanh tại châu Á? Cần có những chương trình mới nào cho các địa phương? Một người phát triển dự án mới với các đối tác châu Á cần những kiến thức gì?


Moderator:
Mihail Krivopal — Vice-Rector for Additional Education, Far Eastern Federal University

Panellists:
Liudmila Veselova — Academic supervisor of the master's programs "Business and Politics in Modern Asia" and "International Business in the Asia-Pacific Region"; Associate Professor, Research University Higher School of Economics
Natalya Gusevskaya — Head of the Department of International Law and International Relations, Transbaikal State University
Aldar Damdinov — Rector, Buryat State University named after D.Banzarov
Maria Zakharova — Ambassador Extraordinary and Plenipotentiary; Director, Department of Information and the Press, Ministry of Foreign Affairs of the Russian Federation
Alexander Kugaevsky — Deputy Rector for Analytical and Scientific Activities, M.K. Ammosov North-Eastern Federal University
Alexey Maslov — Director, Institute of Asian and African Studies, Lomonosov Moscow State University
Alexander Storozhuk — Associate Professor, Professor, Head of the Department of Chinese Philology, St. Petersburg State University

13.09.2023
10:00–11:30

Tòa nhà B, tầng 6, hội trường số 6

Giáo dục và đào tạo là cơ sở để độc lập

Muravyov-Amursky - 2030: nguồn nhân lực mới cho những nhiệm vụ lớn


Đối với vùng Viễn Đông, việc xây dựng nguồn nhân lực là một trong những điều kiện quan trọng nhất để phát triển bền vững. Các dự án mới đòi hỏi những cách tiếp cận mới, bao gồm cả trong quản lý công. Chương trình Muravyov-Amursky 2030 không chỉ là một cuộc thi tuyển nhân sự mà còn là chương trình đào tạo dự án và giáo dục toàn diện để đào tạo các nhà quản lý trẻ. Mục tiêu chính của họ là phục vụ lợi ích của Viễn Đông và Nga. Trong đợt đầu tiên, những sinh viên tốt nghiệp cùng với gia đình của mình, chuyển đến Viễn Đông từ khắp nơi trên cả nước và được tuyển chọn vào các cơ quan nhà nước cấp liên bang, khu vực và địa phương - tham gia vào việc phát triển nền kinh tế, cơ sở hạ tầng, xây dựng và sản xuất, lĩnh vực xã hội và giáo dục. Đợt tuyển chọn thứ hai có 3000 ứng viên đến từ 81 địa phương trên cả nước tham gia ứng tuyển vào 60 vị trí việc làm và 55 học viên sĩ quan đăng ký tham gia chương trình giáo dục hằng năm. Mục đích của cách tiếp cận dự án là gì? Những quan chức thế hệ mới – họ là ai? Chương trình đào tạo “đặc nhiệm quản lý Viễn Đông” có gì độc đáo? Những đổi mới trong chương trình việc làm và tư vấn?


Moderator:
Andrey Sharonov — Chief Executive Officer, National ESG-Alliance

Panellists:
Vitaly Galkin — Director, Primorsky Krai Investment Agency
Kamo Karoyan — Head of the Far East and Arctic Projects Directorate, VEB. Infrastructure
Boris Korobets — Rector, Far Eastern Federal University
Aleksandra Lebedeva — Deputy Chairman of the Government of the Kamchatka Territory
Aisen Nikolaev — Head of Sakha Republic (Yakutia)
Alexey Chekunkov — Minister of the Russian Federation for the Development of the Far East and the Arctic
Vera Shcherbina — First Vice-Governor – Chairman of the Government of the Primorsky Territory

13.09.2023
10:00–11:30

Tòa nhà B, tầng 7, hội trường số 11

Giáo dục và đào tạo là cơ sở để độc lập

Những con người thay đổi thế giới


Viễn Đông được biết đến với nền văn hóa và di sản lịch sử phong phú, nhưng cũng là nơi diễn ra nhiều thay đổi về kinh tế và xã hội. Phiên tọa đàm này sẽ bàn về câu chuyện của những người đang tích cực nỗ lực vì sự thay đổi xã hội ở Viễn Đông, những người đang trở thành chất xúc tác cho sự thay đổi tích cực, truyền cảm hứng và huy động cộng đồng cùng thay đổi. Động cơ, phương pháp và thành tựu nào của những người này đã khuyến khích những thay đổi thực sự và tích cực trong bối cảnh xã hội vùng Viễn Đông?


Moderator:
Elena Chernenko — Head of Special Projects Department and Prganizing Events, Association of Volunteer Centers

Panellists:
Dmitry Averyanov — Finalist of the International Award #MYVMESTE
Alexey Agafonov — Deputy Director, Russia – Land of Opportunity
Anna Agulina — Head of External Relations Direction, Volunteer Search and Rescue Team "LizaAlert"
Margarita Butorina — Director for Sustainable Development, Russian Media Group
Sofia Vavilova — Finalist of the International Award #MYVMESTE
Alexander Gruzdev — Associate Professor of the Department of Local History, Deputy Director of the Oriental Institute, Far Eastern Federal University
Tatyana Terentyeva — Rector, Vladivostok State University
Olga Schukina — Finalist of the International Award #MYVMESTEЯ; Director, Khabarovsk Regional Monitoring Center for Assistance to Missing and Injured Children

13.09.2023
12:30–14:00

Tòa nhà B, tầng 7, hội trường số 11

Giáo dục và đào tạo là cơ sở để độc lập

Hỗ trợ khoa học và chuyên gia cho sự phát triển của vùng Viễn Đông Nga


Ngày nay, các địa phương của vùng Viễn Đông Nga phải thực hiện các nhiệm vụ phát triển quy mô lớn - trong các lĩnh vực kinh tế, công nghiệp, xã hội và nhân đạo. Vấn đề phát triển khu vực bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu, chủ đề nghị sự về môi trường, ngày càng trở nên cấp bách. Cuộc sống của hàng triệu người ở Viễn Đông, hạnh phúc của họ và tương lai của khu vực nói chung phần lớn phụ thuộc vào giải pháp hiệu quả cho những vấn đề này. Sự tham gia tích cực của cộng đồng khoa học Nga, với sự lãnh đạo về phương pháp luận của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cùng các kiến thức chuyên môn, có thể đóng góp đáng kể vào việc tăng cường tiềm năng của vùng Viễn Đông, giúp các khu vực tìm ra cách để vượt qua những thách thức của thời đại. Những lĩnh vực khoa học nào đáng được ưu tiên quan tâm hiện nay? Làm thế nào để cung cấp cho Viễn Đông một cơ sở khoa học và chuyên gia hùng mạnh? Làm thế nào để tạo cơ sở cho sự phát triển của công nghệ cao?


Moderator:
Mikhail Kuznetsov — Director, Eastern State Planning Center (FANU Vostokgosplan)

Panellists:
Vladimir Kvardakov — Chairman of the Board, Russian Centre for Science Information
Gennady Krasnikov — President, Russian Academy of Sciences
Denis Sekirinsky — Deputy Minister of Science and Higher Education of the Russian Federation
Alexey Chekunkov — Minister of the Russian Federation for the Development of the Far East and the Arctic

Front row participants:
Stepan Kalmykov — Dean of the Chemistry Department, Lomonosov Moscow State University; Vice-President, Russian Academy of Sciences
Yuriy Kulchin — Chairman, Far Eastern Branch of the Russian Academy of Sciences