11.09.2023
09:00–10:30

Tòa nhà A, tầng 5, hội trường số 4

Hội nghị quốc tế APEC về giáo dục đại học

Giáo dục như một con đường dẫn đến tự nhận thức: nhu cầu của tương lai


Bộ mặt của giáo dục vẫn đang thay đổi mạnh mẽ. Nhờ các công nghệ mới, nhiều cơ hội học tập và tự phát triển hiệu quả hơn, cũng như thách thức đối với các chuyên gia trên thị trường lao động đang mở ra. Nhu cầu thay đổi của nhà tuyển dụng đang buộc các trường đại học phải chuyển sang các mô hình giáo dục mới nhằm cung cấp cho sinh viên những điều kiện cần thiết để phát huy tiềm năng của mình. Hội nghị Quốc tế APEC về giáo dục Đại học, được tổ chức thường niên tại Đại học Liên bang Viễn Đông, đã trở thành một diễn đàn để thảo luận các xu hướng và vấn đề trong phát triển cộng đồng học thuật và nghiên cứu khu vực, đồng thời mang đến cơ hội tìm kiếm triển vọng cho chính sách giáo dục ở các nền kinh tế APEC. Các đại biểu tham gia Hội nghị APEC lần thứ 12 sẽ thảo luận về tương lai hợp tác giáo dục đại học ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và hơn thế nữa. Tương lai của giáo dục trong điều kiện “bùng nổ AI” là gì? Cần ứng dụng những quan điểm tiến bộ nào để thu hút sự tham gia của các đại diện ngành công nghiệp vào quá trình giáo dục? Cơ hội nào cho việc cá nhân hóa giáo dục? Làm thế nào để xác định vấn đề và dự đoán triển vọng công nhận bằng cấp trong APEC?


Moderator:
Yevgeny Vlasov — Vice-Rector for International Relations, Far Eastern Federal University

Panellists:
Ganbold Baasanjav — Director, United Nations ESCAP East and North East Asia Office (video message)
Dmitry Birichevsky — Director of the Department of Economic Cooperation, Ministry of Foreign Affairs of the Russian Federation
Nguyen Van Phuc — Deputy Minister of Education and Training of the Socialist Republic of Vietnam (video message)
Pornchai Danvivathana — Secretary General, Asia Cooperation Dialogue (ACD)
Boris Korobets
Yu Miaojie — Rector, Liaoning University
Olga Petrova — Deputy Minister of Science and Higher Education of the Russian Federation
Gao Xinbo — Rector, Chongqing University of Post and Telecommunications (CQUPT)
Rebecca Fatima Sta Maria — Executive Director, APEC Secretariat (video message)
Huai Jinpeng — Minister of Education of the People's Republic of China (video message)
Thomas Schneider — Executive Director, Association of Asia Pacific Universities (APRU) (online)

11.09.2023
09:25–18:15

Tiếp xúc đầu tư


Trong thời gian một ngày, những người khởi xướng các dự án đầu tư tại các thành phố Viễn Đông sẽ trình bày dự án của mình với các nhà đầu tư, chuyên gia và bên cho vay tiềm năng. Theo kế hoạch, các dự án của Cộng hòa Sakha (Yakutia), Khu tự trị Do Thái, Cộng hòa Buryatia, tỉnh Sakhalin, vùng Primorsky, tỉnh Magadan, vùng Kamchatka, vùng Khabarovsk, vùng Zabaikalsky và tỉnh Amur sẽ được giới thiệu. Những dự án nào được ưu tiên đầu tư hiện nay? Doanh nhân, nhà đầu tư cần làm gì để hoạt động hiệu quả ở Viễn Đông?


Moderators:
Maria Morgun — Tổng biên tập, kênh truyền hình Live Planet; nhà báo, MC, Công ty phát thanh truyền hình quốc gia toàn Nga
Kirill Tokarev — Editor-in-Chief, Anchor, RBC

Panellists:
Alexey Bakulin — Chief Executive Officer, Far East Autocluster
Rostislav Goldshtein — Governor of the Jewish Autonomous Region
Mikhail Degtyarev — Governor of Khabarovsky Territory
Valery Eremin — General Director, System Concessions
Evgeny Kogan — Professor, National Research University Higher School of Economics
Valery Limarenko — Governor of Sakhalin Region
Sergey Nosov — Governor of Magadan Region
Vasily Orlov — Governor of Amur Region
Alexander Osipov — Governor of Trans-Baikal Territory
Vladimir Solodov — Phó đại diện toàn quyền của Tổng thống tại vùng Viễn Đông
Nikolay Stetsko — Deputy Chairman of the Government of the Primorsky Territory

11.09.2023
10:00–11:30

Tòa nhà B, tầng 7, hội trường số 11

Viễn Đông qua 10 năm. Thành tựu và những việc cần làm.

Chế biến dầu khí: đầu tàu tăng trưởng kinh tế


Năm 2022, ngành hóa dầu Nga đã phải trải qua rất nhiều khó khăn. Ngay từ mùa xuân, một cuộc khủng hoảng sâu sắc đã được dự đoán, nhưng thật may, ngành vẫn có thể trụ vững và thậm chí thực hiện được nhiều dự án quan trọng. Việc tìm kiếm thị trường bán hàng mới ở châu Á, tối ưu hóa tuyến vận tải đến khu vực này bằng cách tăng công suất của Trung tâm đường sắt phía Đông, tích cực thay thế nhập khẩu, các biện pháp hỗ trợ của chính phủ - tất cả góp phần cải tổ mô hình kinh doanh xuất khẩu truyền thống giúp sản lượng sản xuất các sản phẩm hóa dầu chỉ giảm 3,2% trong bối cảnh xuất khẩu giảm 25%. Dự đoán trong 15 năm tới, ngành hóa dầu sẽ tăng trưởng với tốc độ hơn 4%/năm và mặc dù cơ cấu tiêu thụ dầu sẽ thay đổi nhưng ngành sẽ tiếp tục tập trung vào thị trường trong nước. Hiện nay, một trong những nhiệm vụ chính cần có sự tham gia của nhà nước là hỗ trợ tài chính và đẩy nhanh việc thực hiện các thủ tục cấp phép. Các dự án đã tồn tại được bằng cách nào trong năm đầu tiên hứng chịu các lệnh trừng phạt? Cần làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hóa dầu Nga? Cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay đã ảnh hưởng như thế nào đến thị trường LNG toàn cầu và dự báo về sự phát triển của thị trường LNG trong thập kỷ tới là gì? Thực trạng thay thế công nghệ hiện nay? Những ưu đãi nào có thể được dành cho cho các quốc gia thân thiện?


Moderator:
Daria Kozlova — Head of Analytical, Russian Energy Agency of the Russian Federation

Panellists:
Darya Borisova — Member of the Board – Managing Director for Development and Innovations, SIBUR
Vitaly Korolev — Deputy Head, Federal Antimonopoly Service of the Russian Federation
Vitaly Markelov — Phó Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐGĐ, Gazprombank (Công ty cổ phần)
Andrey Nikipelov — Deputy General Director for Mechanical Engineering and Industrial Solutions, State Atomic Energy Corporation Rosatom
Denis Nozdrachev — General Director, InfraVEB
Evgeny Petrov — Head, Federal Agency for Subsoil Use
Mikhail Sutyaginskiy — Chairman of the Board of Directors, Titan Group of Companies

Front row participants:
Alexander Zakharov — General Director, United Oil and Gas Company
Stanislav Neverov — General Director, East Arctic Oil and Gas Corporation
Pavel Puzanov — Deputy Chairman of the Government of the Amur Region

11.09.2023
10:00–11:30

Tòa nhà A, tầng 3, hội trường số 2

Viễn Đông của tương lai

Hệ thống dữ liệu không gian quốc gia: giải pháp triển vọng trong phát triển vùng liên bang Viễn Đông


Viễn Đông là vùng lãnh thổ đặc biệt có nguồn tài nguyên và tiềm năng kinh tế độc đáo. Phát triển vùng Viễn Đông là ưu tiên quốc gia trong toàn bộ thế kỷ XXI. Điều quan trọng nhất đối để phát triển một địa phương nào đó là sự đầy đủ và đáng tin cậy trong thông tin về nơi đó: loại bỏ các "điểm trắng" trên bản đồ Nga bằng cách tạo và vận hành một hệ thống duy nhất chứa thông tin tổng hợp về vùng đất, vị trí, đặc điểm của nó, cũng như ranh giới và các công trình bất động sản. Dữ liệu không gian đồng bộ và cập nhật là cơ sở để xây dựng và vận hành các cổng đầu tư, quy hoạch các dự án cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, chúng còn đảm bảo độ tin cậy và bảo vệ quyền sở hữu, góp phần giới thiệu các siêu dịch vụ mới cho người dân và doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các khu vực ở Nga. Dữ liệu không gian sẽ giúp ích như thế nào cho sự phát triển của vùng Viễn Đông? Những cơ hội mới nào đang mở ra cho người dân, doanh nghiệp và nhà nước? Vai trò của chính quyền khu vực trong việc xây dựng Hệ thống dữ liệu không gian quốc gia là gì?


Moderator:
Denis Gros — Coordinator for the Far Eastern Federal District, All-Russian public organization "Business Russia"; Managing Partner, DA! Development

Panellists:
Vladislav Zhdanov — Director, Roskadastr
Anton Zaitsev — Deputy Chairman of the Government of the Sakhalin Region
Vladimir Koshelev — First Deputy Chairman of the Committee of the State Duma of the Federal Assembly of the Russian Federation for Construction, Housing and Communal Services (video message)
Andrey Samokhin — Chief Executive Officer, VEB.RF
Oleg Skufinskiy — Head, The Federal Service for State Registration, Cadastre and Cartography (Rosreestr)
Suren Tovmasyan — Head, Cadastre Committee of the Republic of Armenia
Do Thi Thu Thuy — Deputy Head of the Organization and International Cooperation Directorate of the Department of Survey and Mapping, Ministry of Natural Resources and Environment of the Socialist Republic of Vietnam (online)
Wang Quan — Director General, Land Satellite Remote Sensing Application Center of the Ministry of Natural Resources of the People's Republic of China (online)

Front row participant:
Nadezda Kamynina — Rector, Moscow State University of Geodesy and Cartography

11.09.2023
10:00–11:30

Tòa nhà B, tầng 6, hội trường số 6

Hợp tác quốc tế trong một thế giới biến động

Phiên họp của CLB thảo luận quốc tế Valdai

Viễn Đông mở trong nền kinh tế toàn cầu: thành tựu và kế hoạch cho tương lai


Đặc trưng của kỷ nguyên hiện đại là sự tăng trưởng chưa từng có về quy mô và cường độ trong quan hệ thương mại và kinh tế của Nga với các nước châu Á. Quá trình này được thúc đẩy bởi tình hình an ninh quốc tế ở châu Âu ngày càng xấu đi. Tuy nhiên, nguyên nhân chính và đảm bảo cho sự thành công của hợp tác Nga-Châu Á là hiệu quả tích lũy của việc Nga chuyển hướng sang phương Đông - một chiến lược quốc gia dài hạn nhằm đẩy mạnh chính sách theo hướng châu Á-Thái Bình Dương, phát triển đối thoại chính trị với các nước trong khu vực, thương mại và đầu tư lẫn nhau. Vị trí trung tâm của chính sách này, vốn được Nga đã theo đuổi từ đầu thập kỷ trước, chính là Viễn Đông, một trung tâm tự nhiên để kết nối toàn bộ nền kinh tế Nga vào hệ thống quan hệ quốc tế và kinh tế quốc tế ở châu Á. Trong những năm qua, Nga đã thực hiện nhiều chương trình phát triển vùng Viễn Đông, Siberia và Bắc Cực nhằm tăng sức hấp dẫn đầu tư đối với các công ty Nga và nước ngoài, nhằm hình thành hệ thống vận tải và logistics hiện đại, cũng như kết nối khu vực với phần châu Âu của đất nước và các đối tác láng giềng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trên cơ sở đó, hiện nay Nga đang tích cực triển khai hợp tác toàn diện, chưa từng có với kinh tế thế giới trên cơ sở cởi mở, sẵn sàng phát triển thương mại, trao đổi công nghệ và phi chính trị hóa quan hệ kinh tế. Những thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực này là gì? Quy mô thực sự của việc Nga tang cường tham gia vào môi trường kinh tế châu Á? Những cơ hội và tiềm năng mới cho sự phát triển của các khu vực ở Nga là gì?


Welcome Remark:
Andrey Bystritskiy — Сhairman of the Board of the Foundation for Development and Support of the Valdai Discussion Club

Moderator:
Timofei Bordachev

Panellists:
Anna Bessmertnaya — Chairman of the Commission on Foreign Economic Cooperation with Partners from China, Moscow Chamber of Commerce and Industry of the Russian Federation
Wang Wen — Executive Dean, Chongyang Institute for Financial Studies, Renmin University of China (RDCY)
Sergey Pavlov — First Deputy Managing Director, Russian Railways
Alexander Timchenko — Member of the Board of Directors, FESCO
Yury Trutnev — Deputy Prime Minister of the Russian Federation and Presidential Plenipotentiary Envoy to the Far Eastern Federal District (online)

11.09.2023
10:00–11:30

Tòa nhà B, tầng 6, hội trường số 7

Đối thoại kinh doanh

Nga – ASEAN


Năm 2023 đánh dấu kỷ niệm 5 năm quan hệ đối tác chiến lược Nga-ASEAN. Trong bối cảnh phục hồi và chuyển đổi hệ thống kinh tế toàn cầu sau Covid, Nga đặc biệt quan tâm đến việc tạo thêm động lực để tăng cường và đa dạng hóa hợp tác thương mại, kinh tế và đầu tư với các nước trong Hiệp hội. Các ưu tiên bao gồm đảm bảo an ninh lương thực và năng lượng, kinh tế tuần hoàn và các vấn đề môi trường, số hóa nền kinh tế, phát triển thành phố thông minh cũng như mở rộng hợp tác khoa học và giáo dục. Các địa phương Viễn Đông của Nga có lợi thế cạnh tranh đáng kể trong nhiều ngành công nghiệp, và nhờ vào vị trí địa lý của mình có thể biến sự hợp tác sâu rộng hiện có với các nước Đông Nam Á thành hiệu quả hữu hình về kinh tế, khoa học và giáo dục. Sự phát triển hợp tác kinh tế thương mại giữa Nga và các nước thành viên ASEAN hiện đang gặp phải những thách thức gì? Những cơ chế nào có khả năng nhất để khai thác tiềm năng hợp tác thương mại, kinh tế và đầu tư hiện có? Chúng ta dự báo thế nào về mối quan hệ của Nga với các nước thành viên ASEAN vào năm 2030? Những lĩnh vực và dự án nào của các doanh nghiệp ở Viễn Đông Nga được các đối tác thuộc các nước thành viên ASEAN quan tâm nhất?


Moderator:
Ivan Polyakov — Chairman, Russia–ASEAN Business Council

Panellists:
Igor Bailen — Ambassador Extraordinary and Plenipotentiary of the Republic of the Philippines to the Russian Federation
Denis Butsayev — General Director, Russian Environmental Operator Public Law Company
Nikolay Volobuev
Kan Zaw — Union Minister of Investment and Foreign Economic Relations of the Republic of the Union of Myanmar
Sergey Katyrin — President, Chamber of Commerce and Industry of the Russian Federation
Michael Lopez Rama — Mayor of the City of Cebu, Republic of the Philippines

11.09.2023
10:00–11:30

Tòa nhà B, tầng 6, hội trường số 8

Giáo dục và đào tạo là cơ sở để độc lập

Học sinh và sinh viên. Đồng hành cùng đất nước


Quá trình giáo dục không chỉ có dạy và học mà còn phải kể đến hướng quan trọng nhất - giáo dục. Một mô hình giáo dục được xây dựng hiệu quả trong các trường phổ thông và đại học không chỉ giúp hình thành một nhân cách phát triển hài hòa, mà còn khơi dậy ý thức gắn bó với đất nước, đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội ổn định. Theo nghĩa này, lòng yêu nước đóng vai trò là một thành phần quan trọng trong sự giàu có về tinh thần của cá nhân, đặc trưng cho tầm quan trọng xã hội của nó. Để hiểu sâu hơn về vấn đề này, chúng ta cần giải quyết nhiều vấn đề không hề đơn giản. Làm thế nào để thấm nhuần và gìn giữ trong tâm trí thế hệ trẻ tinh thần yêu nước và trách nhiệm đối với sự phát triển của đất nước? Làm thế nào để giáo dục lòng yêu nước không chỉ trở thành một hệ thống, mà trên hết, trở thành một phần hữu cơ của chính đời sống xã hội? Giới trẻ hiện đại quan niệm thế nào về khái niệm “lòng yêu nước” và liệu có thể thấm nhuần lòng yêu nước hay không? Có thể đo lường được mức độ yêu nước không?


Moderator:
Boris Korobets

Panellists:
Alexander Bugaev — First Deputy Minister of Enlightenment of the Russian Federation
Grigoriy Kuranov — Deputy Presidential Plenipotentiary Envoy to the Far Eastern Federal District of the Russian Federation
Aleksandra Lebedeva — Deputy Chairman of the Government of the Kamchatka Territory
Kazini Milarowell — Student, School of Arts and Humanities, Far Eastern Federal University
Vladimir Mikhalev — Student of the Oriental Institute – School of Regional and International Studies, Far Eastern Federal University
Olga Petrova — Deputy Minister of Science and Higher Education of the Russian Federation
Alexey Chekunkov — Minister of the Russian Federation for the Development of the Far East and the Arctic (online)

Front row participants:
Denis Burov — Rector, Admiral Nevelsky Maritime State University
Dmitry Guzhelya — Deputy General Director, ANO Russia – Land of Opportunity
Mikhail Paley — Chairman, All-Russian Movement "Inspirers"
Nataliya Pakholkova — First Deputy Minister of Tourism of the Sakhalin Region

11.09.2023
10:00–11:30

Tòa nhà B, tầng 6, hội trường số 9

Logistics trong thời kỳ biến động

Logistics mới ở Viễn Đông - “thiên nga trắng” của kinh tế Nga

Được hỗ trợ bởi FESCO

Việc phát triển các tuyến hàng hải và đa phương thức cả truyền thống lẫn mới để vận chuyển hàng hóa qua Viễn Đông, mở rộng cơ sở hạ tầng cảng ở khu vực này là một trong những ưu tiên chính của Nhà nước trong điều kiện địa chính trị hiện nay. Việc đảm bảo khung cơ sở hạ tầng hiện đại ở Viễn Đông giúp mở rộng diện tích và tăng cường lưu lượng hàng hóa vận tải qua đây. Chính vì vậy, hiện nay địa phương đang tích cực thực hiện các dự án mở rộng năng lực cảng và trong năm qua, các nhà khai thác Nga đã triển khai các dịch vụ logistics mới từ Vladivostok đến Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan và các nước khác ở Đông Nam Á. Trong bối cảnh khối lượng trung chuyển hàng hóa tại các cảng Viễn Đông tăng trưởng tích cực, nhiệm vụ số hóa quy trình logistics nhằm giảm thời gian thông quan đang trở nên cấp thiết. Vùng Viễn Đông của Nga có tiềm năng đáng kể trong ứng dụng các nền tảng kỹ thuật số và giải pháp công nghệ mới. Làm thế nào để phát triển trong điều kiện chuyển đổi số toàn cầu? Nhiệm vụ gì đặt ra đối với những người tham gia thị trường vận tải và logistics Nga ngày nay, có tính đến sự phát triển tích cực của các tuyến thương mại đường bộ và đường biển? Liệu có cần các giải pháp công nghệ bổ sung tại Viễn Đông khi lưu lượng hàng hóa ngày càng tăng: các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, ứng dụng các dịch vụ kỹ thuật số mới, v.v.? Cơ sở hạ tầng giao thông của Nga nên phát triển như thế nào trong bối cảnh thực hiện các nguyên tắc quản lý kỹ thuật số của hệ thống giao thông? Cần có những biện pháp hỗ trợ nào của nhà nước cho ngành vận tải Nga để đẩy nhanh quá trình triển khai các tuyến vận tải mới qua Viễn Đông, phát triển dịch vụ sửa chữa và đóng tàu trong khu vực này?


Moderator:
Alexandra Suvorova — Anchor, Russia 24 TV Channel

Panellists:
Oleg Belozerov — Chief Executive Officer – Chairman of the Executive Board, Russian Railways
Ruslan Davydov — Acting Head, Federal Customs Service of the Russian Federation
Ekaterina Lyakhova — Director for Business Development, The State Atomic Energy Corporation ROSATOM
Veronika Nikishina — General Director, Russian Export Center
Dmitry Pankov — General Director, Delo Management Company
Andrey Severilov — Chairman of the Board, FESCO
Mya Tun Oo — Deputy Prime Minister, Union Minister for Transport and Communications of the Republic of the Union of Myanmar
Yunlong Shang — Chairman, Heilongjiang Transportation Investment Group
Alexander Shokhin — President, Russian Union of Industrialists and Entrepreneurs

Front row participants:
Dapeng Ji — General Director, Chery Commercial Vehicle Company
Fedor Kirsanov — General Director, Atlas Mining
Alexander Osipov — Governor of Trans-Baikal Territory
Aleksey Raikevich — General Director, GLONASS

11.09.2023
10:00–11:30

Tòa nhà B, tầng 6, hội trường số 10

Hợp tác quốc tế trong một thế giới biến động

Doanh nghiệp Trung Quốc tại Nga: triển vọng phát triển


Trong một năm rưỡi qua, kinh tế Nga đã có nhiều thay đổi cùng với việc chuyển hướng sang phía Đông, vốn được thúc đẩy bởi tình hình kinh tế vĩ mô khách quan của thế kỷ XXI. Các chuỗi logistics đang được định hình lại, năng lực sản xuất mới đang được tạo ra và các thương hiệu xa lạ trước đây đang bước vào cuộc sống hàng ngày của người Nga và hình thành những thói quen cũng như mô hình tiêu dùng hoàn toàn mới. Đóng vai trò quan trọng trong quá trình này là các doanh nghiệp Trung Quốc, vốn đang hoạt động rất tích cực tại Nga. Với vị thế dẫn đầu trong các lĩnh vực như xe hơi, thiết bị viễn thông và điện tử tiêu dùng, liệu có nên nói rằng hoạt động kinh doanh của Trung Quốc đã đạt đến đỉnh cao tại thị trường Nga hay còn có triển vọng tươi sáng hơn nữa?


Moderator:
Alexey Maslov — Director, Institute of Asian and African Studies, Lomonosov Moscow State University

Panellists:
Dmitry Alexeev — General Director, DNS Group LLC
Alexander Vedyakhin — First Deputy Chairman of the Executive Board, Sberbank
Huang Guoliang — General Director, Huaxun Group Ru
Nikita Gusakov — Chief Executive Officer, EXIAR; Senior Vice President, Russian Export Center
Zhou Liqun
Song Liang — General Director, Gezhouba Russ
Alexander Osipov — Governor of Trans-Baikal Territory
Nikolay Stetsko — Deputy Chairman of the Government of the Primorsky Territory
Ren Jianchao — General Director, Legendagro Holding
Li Enlin — Blogger

Front row participant:
Vladimir Zhuikov — Executive Director, Investment Department, Russian Direct Investment Fund

11.09.2023
10:00–11:30

Tòa nhà D, Tầng 5, hội trường số 13

Logistics trong thời kỳ biến động

Giải pháp số cho logistics nội địa và quốc tế


Gần đây, các công ty vận tải và logistics phải đối mặt với những thách thức mới: cơ cấu lại các luồng logistics, xây dựng các hành lang vận tải mới và hiện đại hóa các hành lang hiện có. Trong khi đó, tầm quan trọng của các giải pháp kỹ thuật số ngày càng tăng, giúp tối ưu hóa tất cả các liên kết của chuỗi vận tải và là công cụ không thể thiếu cho ngành logistics, đặc biệt đối với các công ty sử dụng đồng thời nhiều phương thức vận tải - đường biển, đường sắt và đường bộ. Nhìn chung, các giải pháp kỹ thuật số cho thấy kết quả tối ưu về tỷ lệ đầu tư và hiệu quả đạt được. Trong số các giải pháp đó có quản lý tài liệu điện tử đa phương thức, hài hòa với các nước đối tác, niêm phong dẫn đường điện tử và xếp hàng điện tử tại các cửa khẩu biên giới. Các dịch vụ như vậy cho phép các công ty nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như khả năng kiểm soát và quản lý của nhà nước đối với chuỗi cung ứng cả trong và ngoài nước. Hiệu quả của các dịch vụ kỹ thuật số trong việc đảm bảo vận chuyển hàng hóa liền mạch trong và ngoài nước là gì? Triển vọng phát triển quản lý chứng từ điện tử trong vận tải ra sao? Kết quả bước đầu của xếp hàng điện tử là gì? Kinh nghiệm sử dụng niêm phong dẫn đường điện tử hiệu quả như thế nào?


Moderator:
Polina Davidova — Director, Digital Transport and Logistics Association

Panellists:
Dmitriy Bakanov — Deputy Minister of Transport of the Russian Federation
Albert Liholet — Director General, Global Ports Management Company
Dmitry Surovets — Vice President for Information Technology, FESCO
Evgeny Charkin — Deputy Managing Director, Russian Railways
Artem Sheikin — Member of the Federation Council Committee of the Federal Assembly of the Russian Federation on Constitutional Legislation and State Building

11.09.2023
10:00–11:30

Tòa nhà A, tầng 3, hội trường số 3

Hợp tác quốc tế trong một thế giới biến động

Đối thoại xã hội quốc tế trong môi trường số


Hiện nay, hợp tác thông qua kênh xã hội dân sự là công cụ hữu hiệu để các công dân và tổ chức phi lợi nhuận tự tổ chức nhằm thúc đẩy các nguyên tắc dân chủ vì sự phát triển của xã hội, giải quyết xung đột bằng con đường hòa bình, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Phòng Xã hội Liên bang Nga vào năm 2021 đã được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Quốc tế các Hội đồng Kinh tế và Xã hội và các tổ chức tương tự (AICESIS), với mục đích là phát triển đối thoại dựa trên các giá trị hòa bình và an ninh, nhân quyền và dân chủ. Chương trình hoạt động của Nga với tư cách chủ tịch Hiệp hội bao gồm vấn đề số hóa các mối quan hệ kinh tế - xã hội có liên quan đến toàn bộ cộng đồng thế giới. Chương trình nghị sự này rất quan trọng đối với toàn bộ cộng đồng thế giới, vốn đang trải qua sự bùng nổ về công nghệ kỹ thuật số và việc triển khai chúng trên quy mô lớn trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Những thành tựu của Nga với vai trò chủ tịch AICESIS? Các sáng kiến, dự án của Nga và nước ngoài trong lĩnh vực ứng dụng dịch vụ kỹ thuật số, đặc biệt là trong việc tổ chức bỏ phiếu điện tử, có hiệu quả như thế nào? Kết quả hợp tác giữa nhà nước và xã hội thông qua việc tổ chức lấy phản hồi của người dân về các vấn đề có ý nghĩa xã hội ra sao? Những khía cạnh nào của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số trong các mối quan hệ kinh tế-xã hội có thể giúp xác định con đường chung để phát triển khu vực phi lợi nhuận ở Nga và các quốc gia nước ngoài thân thiện, đối phó với chương trình nghị sự của phương Tây?


Moderator:
Olga Golyshenkova — President, Association of Civilians and Organizations for Corporate Learning and Development MAKO

Panellists:
Oleg Artyugin — Executive Director, Head of the Centre for Development of Artificial Intelligence (AI) Technologies for the Social Good, Sberbank
Irina Bakhtina — Director of Sustainable Development, RUSAL
Andrey Bezrukov — President, Technological Sovereignty Exports Association; Professor, Department of Applied International Analysis, MGIMO University
Micheline Gbeha — Advisor, Economic and Social Council of the Republic of Benin (online)
Elena Martynova — Deputy Head,The Federal Service for State Registration, Cadastre and Cartography (Rosreestr)
Lidia Mikheeva — Secretary, Civic Chamber of the Russian Federation; Chairman of the Board, Research Centre of Private Law under the President of the Russian Federation (video message)
Igor Stolyarov — General Director, World Games of the Future; Head, Game of the Future 2024 Project
Zhang Yunyong — Member, Economic and Social Council of the People's Republic of China (online)

Front row participants:
Kseniya Kuznetsova — Acting Head of the Department of Infocommunication Technologies, National University of Science and Technology MISiS
Mikhail Kurakin — Deputy Editor-in-Chief, The International Affairs Magazine; Member of the Union of Journalists of Russia

11.09.2023
10:00–11:30

Tòa nhà D, tầng 6, hội trường số 20

Phát triển công nghệ như một sự đảm bảo chủ quyền

Công nghệ nông nghiệp và sinh học: làm thế nào để nuôi sống 8 tỷ người?


Một trong những vấn đề chính trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ sinh học là nhu cầu tăng cường an ninh lương thực cho dân số thế giới đang ngày càng tăng. Với việc dân số thế giới vượt mốc 8 tỷ người trong năm 2023 và vẫn tiếp tục tăng, điều cần thiết là phải đảm bảo sản xuất lương thực hiệu quả và bền vững với giá cả phải chăng. Theo dự báo của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, khối lượng tiêu thụ thực phẩm sẽ tăng 1,3% mỗi năm cho đến năm 2032. Nhiệm vụ chính của công nghệ sinh học và nông nghiệp là tăng năng suất cây trồng và vật nuôi, giảm tiêu hao sản phẩm trong quá trình bảo quản và vận chuyển. Vùng Viễn Đông hàng năm tăng sản lượng, cũng như khối lượng chế biến nông sản, mở rộng năng lực lưu trữ nông sản và thực phẩm. Năm 2022, tổng sản lượng nông nghiệp ở Vùng Liên bang Viễn Đông đạt 321,3 tỷ rúp, tăng 21,6% so với năm 2021. Mặc dù vậy, các địa phương Viễn Đông vẫn có nguồn dự trữ đáng kể để tăng sản lượng và chế biến tất cả các loại nông sản. Làm thế nào để tận dụng tối đa tiềm năng của tổ hợp nông-công nghiệp vùng Viễn Đông? Viễn Đông có thể đóng góp gì cho an ninh lương thực toàn cầu? Làm thế nào để duy trì cân bằng giữa tự cung tự cấp và xuất khẩu? Điều gì cản trở sự gia tăng xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao? Cơ sở hạ tầng của các địa phương Viễn Đông đã sẵn sàng để tăng sản lượng và xuất khẩu nông sản chưa?


Moderator:
Artem Belov — Director General, National Union of Milk Producers (Soyuzmoloko)

Panellists:
Anatoliy Bobrakov — Deputy Minister of the Russian Federation for the Development of the Far East and the Arctic
Stanislav Bogdanov — Director for Government Relations, X5 Group
Pavel Zarkov — Director of Investments and Development, Sodrugestvo Management Company
Denis Ilatovsky — Senior Vice President for Public Activities and GR, 'Delo' Management Company
Rustam Kamaletdinov — Director for Development and Interaction with Public Authorities, Molvest
Igor Moskovtsev — Chief Executive Officer, Korenovskiy Milk Processing Factory
Lyudmila Tekutyeva — General Director, Arnika
Nicolay Kharitonov — Chairman of the Committee on the Development of the Far East and the Arctic, State Duma of the Federal Assembly of the Russian Federation

Front row participants:
Olesya Kalashnikova — Director of Large Business Department, Russian Agricultural Bank
Vladimir Sitnov — Senior Vice President, Sberbank
Oleg Shenderyuk — Director, Yakov and Parters

11.09.2023
10:00–11:30

Tòa nhà D, tầng 6, hội trường số 17

Viễn Đông của tương lai

Sự ổn định tài chính của các địa phương


Hiện nay, vai trò của vùng Viễn Đông trong phát triển kinh tế - xã hội của Nga ngày càng tăng. Điều này có nghĩa là nhiều cơ hội và triển vọng mới đang mở ra cho các địa phương vùng Liên bang Viễn Đông. Các biện pháp được triển khai ở cấp liên bang và địa phương nhằm mục đích phát triển kinh tế xã hội của Viễn Đông ngày càng được mở rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực kinh tế và xã hội khác nhau. Duy trì tăng trưởng kinh tế của các địa phương Vùng Liên bang Viễn Đông sẽ góp phần ổn định tài chính khu vực. Trong vấn đề này, việc nâng cao hiệu quả của các cơ chế ưu đãi và các biện pháp hỗ trợ khác cho ngân sách vùng, địa phương ngày càng trở nên quan trọng. Những cơ chế phát triển ưu tiên nào có thể tác động lớn đến sự bền vững tài chính của ngân sách khu vực và địa phương? Các địa phương của vùng Liên bang Viễn Đông vốn khác nhau về tình hình tài chính và mức trợ cấp, đang phải đối mặt với nhiệm vụ cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Những cách tiếp cận nào có thể được đề xuất nhằm đảm bảo khai thác tối ưu quyền hạn của các địa phương? Hệ thống quan hệ liên ngân sách ở Nga không ngừng thay đổi: ngoài Chuyển giao liên ngân sách, trong những năm gần đây, cơ chế cho vay ngân sách đã có bước phát triển đáng kể. Với cơ chế này, các địa phương có tiền để thực hiện nhiều nghĩa vụ chi tiêu, bao gồm cả những nghĩa vụ liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng. Ưu và nhược điểm của cơ chế này là gì? Cần có những thay đổi nào khác trong quan hệ liên ngân sách để tăng cường sự ổn định tài chính của các khu vực? Vấn đề đảm bảo tính bền vững của các địa phương là quan trọng với nhiều quốc gia, và mỗi quốc gia có cách riêng trong việc thiết lập và cải cách quan hệ liên ngân sách. Những giải pháp nào của các quốc gia khác về cơ chế khuyến khích phát triển các vùng lãnh thổ riêng lẻ và các mối quan hệ liên ngân sách có thể được áp dụng ở Liên bang Nga?


Moderator:
Natalya Trunova — Auditor, Accounts Chamber of the Russian Federation

Panellists:
Tatyana Gromova — Deputy Head, The Federal Service for State Registration, Cadastre and Cartography (Rosreestr) (online)
Vladimir Klimanov — Director, Institute for Public Finance Reform (IPFR); Head of the Regional Policy Center, Russian Presidential Academy of National Economy and Public Administration (RANEPA)
Elvira Nurgalieva — Deputy Minister of the Russian Federation for the Development of the Far East and the Arctic
Valentina Pivnenko — Deputy Chairwoman of the Committee on Development of Far East and the Arctic of the State Duma of the Federal Assembly of the Russian Federation
Alexander Rolik — Chairman of the Legislative Assembly of the Primorsky Krai
Dmitry Tvardovsky — First Deputy General Director, InfraVEB
Evgeniy Chekin — Chairman of the Government of of Kamchatka Territory

11.09.2023
10:00–11:30

Tòa nhà B, tầng 7, hội trường số 12

Logistics trong thời kỳ biến động

Vận tải toàn cầu với tuyến đường biển phía Bắc


Việc phát triển Tuyến đường biển phía Bắc (NSR) góp phần hình thành hành lang vận tải mới vì lợi ích phát triển kinh tế - xã hội của Bắc Cực và Viễn Đông, cũng như phát triển tuyến đường vận tải quốc tế mới vì sự bền vững của chuỗi cung ứng toàn cầu. Hơn 2,5 triệu người sống ở vùng Bắc Cực của Nga, nơi đây cũng tập trung một trữ lượng khoáng sản đáng kể. Hiện nay, cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho tuyến huyết mạch thương mại toàn cầu mới này đang được xây dựng. Đây là một mô hình logistics tối ưu nối liền phía Tây và phía Đông của Nga. Ở đây, chúng ta còn phải nói về vận tải đường thủy nội địa và việc chuyển hướng các luồng hàng hóa từ đường sắt và đường sông của vùng Bắc Cực sang vận tải đường biển ở NSR, cũng như vận chuyển quá cảnh quốc tế. NSR đảm bảo kết nối khu vực Bắc Cực và Viễn Đông của Nga với các quốc gia khác, mở ra cơ hội hội nhập của các khu vực vào hệ thống thương mại thế giới, đồng thời tăng cường sự ổn định của chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Sự phát triển năng động của NSR đặt ra vấn đề về sự phát triển của ngành đóng tàu ở Bắc Cực. Trong những năm tới, ngoài tàu phá băng, NSR sẽ cần hàng chục tàu mới có khả năng chịu băng cao. Đó là các tàu chở dầu, tàu chở hàng rời, tàu cung ứng, tàu container, đội tàu cảng. Những mô hình logistics nào cho xuất khẩu hàng hóa sẽ cần thiết trong điều kiện địa chính trị mới? Cơ sở hạ tầng nào cần được tạo ra để NSR hoạt động bền vững với tư cách là hành lang vận tải hàng hải quốc gia giữa Viễn Đông và khu vực châu Âu của Nga?


Moderator:
Mikhail Bazhenov — Partner, Capital Projects & Infrastructure, Debt Advisory Leader, Technologies of Trust

Panellists:
Evgeniy Ambrosov — Deputy Chairman of the Management Board, NOVATEK
Andrey Grachev — Vice President for Federal and Regional Programs, Norilsk Nickel
Gadzhimagomed Guseynov — First Deputy Minister of the Russian Federation for the Development of the Far East and the Arctic
Maksim Sokolov — Bộ trưởng Giao thông LB Nga
Victor Evtukhov — State Secretary – Deputy Minister of Industry and Trade of the Russian Federation
Sergei Ivanov — Special Representative of the President of the Russian Federation on Environmental Protection, Ecology and Transport
Arkady Korostelev — President, Chairman of the Management Board, FESCO
Vladimir Panov — Special Representative for the Development of the Arctic, State Atomic Energy Corporation ROSATOM
Sergey Frank — Chairman of the Council of Participants in Navigation on the NSR
Paul Fuhs — President Emeritus, Marine Exchange of Alaska (video message)
Ke Jin — Representative, NewNew Shipping Line

Front row participants:
Igor Borisevich — Deputy Head, Federal Medical-Biological Agency of the Russian Federation
Daniil Martynov — Advisor to the Minister of the Russian Federation for Civil Defence, Emergencies and Elimination of Consequences of Natural Disasters
Nikolay Shabalin — Executive Director, Marine Research Center at Moscow State University (MRC LMSU)

11.09.2023
12:30–14:00

Tòa nhà A, tầng 3, hội trường số 2

Viễn Đông qua 10 năm. Thành tựu và những việc cần làm.

Viễn Đông: con đường tái chế và nền kinh tế tuần hoàn


Theo Ngân hàng Thế giới, mỗi năm nhân loại thải ra hơn 2 tỷ tấn chất thải rắn đô thị (MSW). Đến năm 2050, con số này có nguy cơ tăng gấp 1,5 lần - lên 3,4 tỷ tấn, trong đó người dân Nga đóng góp khoảng 50-60 triệu tấn mỗi năm. Ở Nga, trong 10 năm qua, khối lượng chất thải phát sinh đã tăng hơn gấp đôi và mức tăng chất thải tính theo diện tích lên tới 0,4 triệu ha mỗi năm. Các mối đe dọa trong nước đối với an ninh môi trường đặt ra sự cần thiết phải phát triển mô hình sản xuất và tiêu dùng mới - nền kinh tế tuần hoàn, bao gồm cả việc chuyển đổi hệ thống quản lý chất thải hiện nay, trở thành ưu tiên cho sự phát triển bền vững của đất nước. Những gì đã được thực hiện và những gì còn phải làm để tạo ra một hệ thống quản lý MSW hiệu quả và hình thành nền kinh tế tuần hoàn ở Viễn Đông? Chính phủ có những giải pháp gì để phòng ngừa rủi ro cho nhà đầu tư? Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất trong tái chế chất thải là gì? Kinh tế và sinh thái: làm thế nào để tạo ra cơ sở hạ tầng an toàn để bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên ở Viễn Đông? Hợp tác quốc tế: kinh nghiệm chế biến rác thải và lợi thế trong thực tiễn của Trung Quốc và Ấn Độ? Đặc điểm số hóa quản lý MSW ở Viễn Đông và đóng góp của nó trong việc tăng cường chủ quyền công nghệ của Nga? Tiềm năng và sự cần thiết ứng dụng các giải pháp CNTT vào thực tiễn của khu vực thông qua ví dụ về hệ thống AIS "APRO"?


Moderator:
Kirill Tokarev — Editor-in-Chief, Anchor, RBC

Panellists:
Igor Bailen — Ambassador Extraordinary and Plenipotentiary of the Republic of the Philippines to the Russian Federation
Denis Butsayev — General Director, Russian Environmental Operator Public Law Company
Vitaly Korolev — Deputy Head, Federal Antimonopoly Service of the Russian Federation
Sergey Kotlyarenko — Chairman of the Board of Directors, Citymatic
Valery Limarenko — Governor of Sakhalin Region
Mikhail Chachin — Vice President, Sberbank

Front row participant:
Artem Sedov — General Director, The Big Three (Bolshaya Troyka)

11.09.2023
12:30–14:00

Tòa nhà B, tầng 6, hội trường số 6

Logistics trong thời kỳ biến động

Trung tâm đường sắt phía Đông đầy chông gai: làm thế nào để tăng tốc hợp tác xuyên biên giới


Sự phát triển kinh tế - xã hội của Vùng Liên bang Viễn Đông và cuộc sống hàng ngày của mỗi người dân Viễn Đông gắn bó chặt chẽ với tình trạng của Trung tâm đường sắt phía Đông. Mỗi cơ sở mới của Trung tâm đường sắt phía Đông, mỗi biện pháp được triển khai để mở rộng năng lực chuyên chở là một bước quan trọng nhằm củng cố tình hình kinh tế xã hội không chỉ ở các khu vực Viễn Đông mà còn trên khắp nước Nga. Tuy nhiên, hiện nay Trung tâm đường sắt phía Đông đang hoạt động hết công suất tối đa. Vấn đề này trở nên trầm trọng hơn trong bối cảnh Nga chuyển hướng sang phía Đông, đặc biệt từ năm 2022. Theo các chuyên gia, với quá trình chuyển hướng sang phía Đông, sự quá tải trên trục giao thông huyết mạch chính của Viễn Đông đang cản trở quá trình phát triển của các khu vực Viễn Đông, bao gồm cả sự phát triển toàn diện của quan hệ kinh tế và thương mại giữa Nga và các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Về vấn đề này, cần xác định các bước tiếp theo nhằm loại bỏ những hạn chế về cơ sở hạ tầng của Trung tâm đường sắt phía Đông. Nội dung và thời gian của chương trình hiện đại hóa tiếp theo của Tuyến đường sắt Baikal-Amur (BAM) và Tuyến đường sắt xuyên Siberia (Transsib) sẽ là gì? Những mục tiêu nào là quan trọng nhất trong điều kiện khả năng chuyên chở hạn chế? Đầu tư tư nhân có thể được thu hút vào Trung tâm đường sắt phía Đông không? Những cơ chế thu hút đầu tư nào có thể được sử dụng?


Moderator:
Ruslan Baysarov — Chairman of the Board of Directors, Bamtonnelstroy-Most; Co-Chairman of the Board of Trustees, All-Russian Public Organization "Bamovskoye Commonwealth"

Panellists:
Pavel Brusser — First Vice President, Gazprombank
Mikhail Degtyarev — Governor of Khabarovsky Territory
Artem Dovlatov — Deputy Chairman, VEB.RF
Valentin Ivanov — Deputy Minister of Transport of the Russian Federation
Andrey Makarov — Deputy General Director, Russian Railways
Irina Olkhovskaya — General Director, Universal Logistics
Sergey Shishkarev — Chairman of the Board of Directors, Delo Group of Companies; Chairman of the Supreme Council, Handball Federation of Russia

Front row participant:
Olga Kharlamova — Vice President – Director of Key Accounts Department, Sberbank

11.09.2023
12:30–14:00

Tòa nhà B, tầng 6, hội trường số 9

Logistics trong thời kỳ biến động

Eurasian Agroexpress: cơ hội mới cho thương mại ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương


Chủ đề an ninh lương thực, chuỗi cung ứng không bị gián đoạn đang được đặt lên hàng đầu trong chương trình nghị sự toàn cầu, tác động đến hàng loạt vấn đề ổn định chính trị xã hội, duy trì mức sống của người dân, trước hết ở các nước đang phát triển. EAEU đưa ra các giải pháp toàn diện có tính đến toàn bộ lợi ích của nhà sản xuất và người tiêu dung, đồng thời sẵn sàng mở rộng quy mô giải pháp. Dự án “Eurasian Agroexpress” được xúc tiến đang cho thấy kết quả thuyết phục chỉ trong thời gian ngắn. Các chỉ số mục tiêu đã đạt được ngay sau năm đầu triển khai (kế hoạch là không trước năm 2024). Ở đây muốn nói đến hơn 500 nghìn tấn nông sản và thực phẩm được vận chuyển trong năm 2022. Danh sách đối tác của dự án ngày càng mở rộng, với sự tham gia ngày càng nhiều của các quốc gia, trước hết ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và hành lang Bắc Nam. Đồng thời, công nghệ logistics kỹ thuật số đang phát triển, có thể làm cho hoạt động vận tải thực sự liền mạch và giúp nó có tính cạnh tranh quốc tế. An ninh lương thực: sự cân bằng giữa sản xuất tại EAEU và nhu cầu nông sản ở thị trường nước ngoài (Trung Quốc, Việt Nam, các nước khác trong khu vực) đang được thiết lập như thế nào? Những nhiệm vụ liên quan đến cơ sở hạ tầng nào đã được khởi xướng trong khuôn khổ dự án Eurasian Agroexpress? Cơ sở hạ tầng vận tải, logistics và phân phối bán buôn đang phát triển như thế nào ở khu vực EAEU và Châu Á - Thái Bình Dương? Cần đặc biệt chú ý điều gì? Làm thế nào để thúc đẩy hiệu quả việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế hiện đại trong vận chuyển hàng hóa? Các đặc điểm của số hóa, minh bạch, đơn giản hóa và tăng tốc lưu lượng vận chuyển hàng hóa để đảm bảo mức độ kiểm soát phù hợp là gì? Làm thế nào để giảm bớt các rào cản, bao gồm cả hành chính và thương mại, cũng như áp dụng các công nghệ tiên tiến trong theo dõi hàng hóa? Lợi ích của việc chuyển sang vận chuyển hàng hóa đa phương thức không cần giấy tờ là gì? Cần thực hiện những bước nào để tăng xuất khẩu nông sản ở các nước thành viên EAEU? Những biện pháp hỗ trợ nào cần thiết nhất đối với người sản xuất nông nghiệp, để phát triển hành lang giao thông, mở rộng khả năng tiếp cận hàng hóa vào thị trường các nước thứ ba?


Moderator:
Andrey Slepnev — Member of the Board, Minister in Charge of Trade, Eurasian Economic Commission

Panellists:
Aleksey Gusev — Minister of Trade and Services of the Republic of Bashkortostan
Alevtina Kirillova — General Director, Eurasian Agrologistics (online)
Oleg Kobyakov — Director, Liaison Office with the Russian Federation, Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAO)
Dmitry Murev — General Director, RZD Logistics
Veronika Nikishina — General Director, Russian Export Center
Vitaliy Sergeychuk — Member of the Management Board, VTB Bank
Mya Tun Oo — Deputy Prime Minister, Union Minister for Transport and Communications of the Republic of the Union of Myanmar
Artem Sharov — Chairman of the Board of Directors, Russian Trade Company (RTK) in China (online)

11.09.2023
12:30–14:00

Tòa nhà B, tầng 6, hội trường số 8

Phát triển công nghệ như một sự đảm bảo chủ quyền

Hệ thống không người lái – phát minh giải phóng sức lao động?


Những biến đổi chính trị toàn cầu đã tạo động lực cho sự phát triển của một hướng đi mới - hệ thống không người lái. Việc ứng dụng các phương tiện không người lái đòi hỏi phải có những nghiên cứu tích cực, nghiêm túc và các quy định về lĩnh vực ứng dụng (đường không, đường bộ, đường biển). Hiện nay, hệ thống máy bay không người lái được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp (giao hàng, giám sát lãnh thổ, bảo vệ rừng, nông nghiệp và các ngành khác). Các dự án về phương tiện không người lái, phát triển và ứng dụng phương tiện không người lái trên biển đang được triển khai tích cực. Để mở rộng việc sử dụng hệ thống không người lái trong các lĩnh vực của nền kinh tế, cần phải liên kết khoa học, công nghiệp và cơ sở hạ tầng. Để tạo ra bước đột phá về công nghệ của các hệ thống không người lái trong nước, trách nhiệm chính thuộc về các nhà khoa học trẻ, những người sẵn sàng sánh ngang với Korolev và Tsiolkovsky. Nhiệm vụ của nhà nước là đồng bộ các nghiên cứu và tiêu chuẩn khoa học lại với nhau và giải quyết các câu hỏi: đào tạo nhân lực ở đâu và làm thế nào để phát triển các trung tâm khoa học kỹ thuật? Làm thế nào để hiểu nhu cầu và xác định các ngách ưu tiên trong hệ thống không người lái trong nước?


Moderator:
Pavel Golosov — Director, Institute of Social Sciences, Russian Academy of National Economy and Public Administration under the President of the Russian Federation (RANEPA)

Panellists:
Alexey Varyatchenko — General Director, BAS
Konstantin Dolgov — Deputy Chairman of the Committee on Economic Policy of the Federation Council of the Federal Assembly of the Russian Federation
Pavel Drogovoz — Vice-Rector for Science and Digital Development, Bauman Moscow State Technical University
Alexander Osadchuk — Head of the Main Department of Innovative Development, Ministry of Defence of the Russian Federation
Dmitry Peskov — Head of Young Professionals Direction, Agency for Strategic Initiatives to Promote New Projects; General Director, Platform of the National Technology Initiative; Special Representative of the President of the Russian Federation on Digital and Technological Development
Vladimir Sivtsev — Minister of Transport of the Republic of Sakha (Yakutia)

Front row participants:
Alexey Boreiko — Acting Director, Institute of Marine Technology Problems, Far Eastern Branch of the Russian Academy of Sciences
Konstantin Gibalo — Venture Partner, Voskhod Venture Capital
Polina Davidova — Director, Digital Transport and Logistics Association
Denis Kravchenko — Deputy Chairman of the Committee of the State Duma of the Federal Assembly of the Russian Federation on Economic Policy
Maxim Kulinko — Deputy Director of the Directorate of the Northern Sea Route, State Atomic Energy Corporation Rosatom
Aleksey Raikevich — General Director, GLONASS
Oleg Shenderyuk — Director, Yakov and Parters

11.09.2023
12:30–14:00

Tòa nhà B, tầng 6, hội trường số 10

Phát triển công nghệ như một sự đảm bảo chủ quyền

AI – cuộc cách mạng hay mối đe dọa đối với nhân loại?


Vài năm gần đây đã chứng kiến sự phát triển theo cấp số nhân của công nghệ trí tuệ nhân tạo, cũng như sự hiểu biết và áp dụng các giải pháp trí tuệ nhân tạo của cả tổ chức và người dân. Ngày nay, nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo, người ta có thể tạo ra các tác phẩm - từ văn bản đến âm nhạc, tăng hiệu quả của các quy trình, nắm bắt các quy luật và đưa ra dự báo chính xác hơn. Nhưng cùng với đó, các chuyên gia đặt ra câu hỏi về đạo đức của trí tuệ nhân tạo, cảnh báo về sự nguy hiểm và kêu gọi ngừng đào tạo hệ thống. Tìm lời giải cho câu hỏi: công nghệ trí tuệ nhân tạo có phải là một cuộc cách mạng mang đến những cơ hội, hay là mối đe dọa nghiêm trọng cho nhân loại, đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Trong phiên thảo luận, các đại biểu sẽ thảo luận với trí tuệ nhân tạo về các vấn đề khác nhau trong phát triển công nghệ và tác động của chúng đối với con người.


Moderator:
Maхim Yeremenko — Vice President – Director of the Department for the Development of Artificial Intelligence and Machine Learning Technologies, Sberbank

Panellists:
Anatoliy Bobrakov — Deputy Minister of the Russian Federation for the Development of the Far East and the Arctic
Tigran Gevorkyan — Deputy Director for the Implementation of Federal Projects, N.N. Blokhin National Medical Research Center of Oncology of the Ministry of Health of the Russian Federation
Boris Korobets
Edward Maas — Head of Digital Laboratory, Gazprom-Media Holding
Elena Martynova — Deputy Head,The Federal Service for State Registration, Cadastre and Cartography (Rosreestr)
Anna Mesheryakova — Chief Executive Officer, Third Opinion Platform
Dmitry Pristanskov — State Secretary - Vice President, Norilsk Nickel

11.09.2023
12:30–14:00

Tòa nhà A, tầng 5, hội trường số 4

Viễn Đông qua 10 năm. Thành tựu và những việc cần làm.

Từ nguyên liệu đến thành phẩm: phát triển chuỗi chế biến sâu nguyên liệu thô

Được hỗ trợ bởi Công ty TNHH SIBUR

Nhiều chương trình quốc gia nhằm phát triển các ngành kinh tế đang được triển khai ở Nga, bao gồm các dự án quy mô lớn trong lĩnh vực nhà ở và dịch vụ công cộng, xây dựng, ô tô và y tế, giúp tăng đáng kể vai trò chủ quyền công nghệ của đất nước trong lĩnh vực chế biến sản phẩm polyme. Hiện tại, tốc độ phát triển của ngành chế biến polyme trong nước đang chậm hơn so với tốc độ nhập khẩu thành phẩm. Nếu như không tính các dự án tiềm năng, tỷ lệ chưa đạt công suất chế biến là 24%. Điều này đảm bảo tiềm năng sản xuất bổ sung các sản phẩm có giá trị gia tăng cao ở mức 690 nghìn tấn mỗi năm. Kinh nghiệm của Nga cho thấy, mô hình thị trường, trong đó cầu phụ thuộc vào cung, không thể phát triển chủ quyền công nghệ, và thậm chí còn không thể đem lại sự dẫn đầu về công nghệ của ngành và đất nước nói chung. Động lực tăng trưởng hiện nay là phát triển sản xuất, thay thế nhập khẩu polyme và thành phẩm, nhưng xu hướng này bị hạn chế về mặt thời gian. Một trong những điều kiện then chốt để phát triển nhất quán các chuỗi sản xuất hoàn chỉnh từ nguyên liệu thô cơ bản đến thành phẩm vẫn là kết hợp hiệu quả các biện pháp khuyến khích ở cấp chính quyền liên bang và địa phương, trong đó tập trung vào việc xây dựng các cụm chế biến. Ngoài ra, một điểm tăng trưởng nữa là đẩy mạnh sử dụng các giải pháp từ polyme tái chế với tiềm năng sản xuất thành phảm trong các ngành liên quan ở mức hơn 1,5 triệu tấn mỗi năm. Làm thế nào để tránh thay thế nhập khẩu đơn thuần để phát triển chủ quyền công nghệ trong sản xuất các sản phẩm polyme? Làm thế nào để khai thác tiềm năng phát triển của ngành chế biến polyme ở Nga? Nhà nước có thể đóng vai trò gì trong việc xây dựng các cụm chế biến? Làm thế nào để thúc đẩy hiệu quả hoạt động tái chế và tiêu thụ polyme tái chế?


Moderator:
Yakov Sergienko — General Director, Yakov & Partners

Panellists:
Darya Borisova — Member of the Board – Managing Director for Development and Innovations, SIBUR
Lev Gorilovskiy — President, Polyplastic Group
Denis Deryushkin — Chief Executive Officer, National Hydrogen Union
Arthur Zhuravlev — Director of Development, EcoLab Technology
Pavel Sorokin — First Deputy Minister of Energy of the Russian Federation

11.09.2023
12:30–14:00

Tòa nhà B, tầng 7, hội trường số 12

Viễn Đông qua 10 năm. Thành tựu và những việc cần làm.

Năng lượng để tăng trưởng

Moderator:
Alexandra Suvorova — Anchor, Russia 24 TV Channel

Panellists:
Pavel Barilo — Executive Director, Siberian Generation Company
Chen Guoping — Executive Vice President, State Grid Corporation of China
Kirill Komarov — First Deputy General Director, Director of the Development and International Business Unit, State Atomic Energy Corporation ROSATOM
Vitaly Markelov — Phó Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐGĐ, Gazprombank (Công ty cổ phần)
Fedor Opadchy — Chairman of the Board, System Operator of the United Power System
Andrey Ryumin — General Director, Chairman of the Management Board, Rosseti
Mikhail Khardikov — Operations Director, En+ Group
Nikolay Shulginov — Minister of Energy of the Russian Federation

11.09.2023
12:30–14:00

Tòa nhà D, Tầng 5, hội trường số 13

Viễn Đông của tương lai

Vì nguồn nhân lực: làm thế nào để đảm bảo cung cấp chuyên gia cho doanh nghiệp nhỏ tại Viễn Đông


Sự sụt giảm số lượng lao động ở khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ đã trở thành xu hướng trong năm qua. Đối với nhiều công ty nhỏ, thiếu nhân viên trở thành một vấn đề thường xuyên và phức tạp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, chẳng hạn như nhân khẩu học, thiếu hụt trong đào tạo nghề hoặc không có chuyên gia phù hợp, đặc biệt là sự cạnh tranh giành nhân viên với chính phủ và doanh nghiệp lớn. Hiện nay, những vấn đề này ngày càng trở nên nhức nhối. Viễn Đông là một khu vực vĩ mô đang phát triển năng động, đòi hỏi nguồn lao động mới liên tục cập bến, bao gồm cả lao động nước ngoài. Các công ty nhỏ phải đối mặt với những vấn đề gì ở Viễn Đông? Vai trò của nguồn nhân lực sẵn có trong sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Viễn Đông là gì? Những biện pháp nào đang được thực hiện tại Viễn Đông để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ giải quyết vấn đề nguồn nhân lực? Làm thế nào các công ty nhỏ có thể tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động? Các doanh nghiệp nhỏ có thể tiếp cận những công cụ và chương trình nào để giải quyết vấn đề tuyển dụng? Triển vọng phát triển thị trường lao động ở Viễn Đông là gì và điều này có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ như thế nào? Triển vọng phát triển chính sách nhập cư của Nga là gì và điều này có thể ảnh hưởng như thế nào đến việc tuyển dụng nhân viên nước ngoài trong các doanh nghiệp nhỏ ở Viễn Đông?


Moderator:
Alexander Kalinin — President, All‑Russian Non‑Governmental Organization of Small and Medium‑Sized Businesses OPORA RUSSIA

Panellists:
Konstantin Basmanov — Vice-Chairman, Promsvyazbank
Igor Vetryuk
Anton Zaitsev — Deputy Chairman of the Government of the Sakhalin Region
Aleksandr Isayevich — General Director – Chairman of the Management Board, Russian Small and Medium Business Corporation
Alexey Maslov — Director, Institute of Asian and African Studies, Lomonosov Moscow State University

Front row participants:
Mihail Krivopal — Vice-Rector for Additional Education, Far Eastern Federal University
Sergey Nuzhdin — General Director, Regional Migrant Assistance Center ANO
Evgeniya Chavkina — General Director, Production company "Siberian Gubernia"

11.09.2023
12:30–14:00

Tòa nhà D, tầng 6, hội trường số 18

Giáo dục và đào tạo là cơ sở để độc lập

Bảo tồn con người là nền tảng cho sự phát triển văn hóa xã hội của Nga


Để giải quyết các vấn đề về nhân khẩu học, nhà nước đã thực hiện hàng loạt các biện pháp, trong đó có việc xây dựng chiến lược bảo tồn quốc gia giai đoạn đến năm 2050. Đặc điểm nổi bật trong các giải pháp của Nga là hợp tác xã hội trong triển khai các chương trình y tế công cộng và phúc lợi gia đình với mục tiêu tăng dân số và tuổi thọ của người dân. Một nhân tố quan trọng trong bảo tồn con người là triển khai chính sách văn hóa – xã hội của nhà nước nhằm nâng cao địa vị xã hội của các gia đình đông con, cũng như các chuẩn mực đạo đức cao trong xã hội. Ngoài ra, sự hợp tác của nhà nước với các tôn giáo truyền thống, các tổ chức phi lợi nhuận và các hiệp hội tình nguyện trong củng cố thể chế gia đình và phát huy các giá trị của lối sống lành mạnh về đạo đức và thể chất cũng không kém phần quan trọng. Làm thế nào để gắn kết nỗ lực của các cơ quan công quyền, các tổ chức phi chính phủ và các phương tiện truyền thông, giúp hoàn thành nhiệm vụ bảo tồn con người? Làm thế nào để có được một cách tiếp cận đồng bộ trong giải quyết các vấn đề nhân khẩu học bằng cách phát huy thể chế về các giá trị gia đình, giá trị của tình mẫu tử và giá trị của sức khỏe? Những cộng đồng và công cụ nào khác sẽ là nền tảng cho sự phát triển của giới trẻ ngày nay?


Moderator:
Anastasia Stolkova — First Deputy Chief Executive Officer for Development, Director of the Healthcare Directorate, Roscongress Foundation

Panellists:
Konstantin Abramov — General Director, All-Russian Public Opinion Research Center Foundation (VTsIOM); Chairman, Public Council under the Ministry of Labor and Social Protection of the Russian Federation
Maria Afonina
Anna Polezhaeva — Director, House of the Peoples of Russia
Natalya Popova — First Deputy General Director, Innopraktika
Sergey Rybalchenko — General Director, Scientific and Public Expert Evaluation Institute; Chair, Commission for Demography and the Protection of Family, Children, and Traditional Family Values, Public Chamber of the Russian Federation

Front row participants:
Irina Volynets — Commissioner for Children’s Rights in the Republic of Tatarstan
Anton Yaremchuk — Acting Deputy Governor of the Chukotka Autonomous Region

11.09.2023
12:30–14:00

Tòa nhà D, tầng 6, hội trường số 20

Viễn Đông qua 10 năm. Thành tựu và những việc cần làm.

Ngành công nghiệp ô tô Nga: đi tìm bản sắc mới


Năm 2023, thị trường ô tô Nga đã trải qua nhiều thay đổi. Những thay đổi này, trước hết là do sự bành trướng của các thương hiệu Trung Quốc, sự ra mắt của các thương hiệu mới của Nga dựa trên nền tảng Trung Quốc và sự phát triển năng lực của chính bản thân doanh nghiệp. Tuy nhiên, các mục tiêu chiến lược trong phát triển ngành sẽ đòi hỏi câu trả lời cho nhiều câu hỏi mới. Hợp tác giữa các nhà sản xuất ô tô Nga và các công ty khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nên được xây dựng dưới những hình thức nào và trên cơ sở những yêu cầu gì? Những công nghệ và cơ sở nào sẽ trở thành ưu tiên phát triển, thay thế nhập khẩu và nội địa hóa trong thập kỷ tới? Nên tập trung vào loại phương tiện vận tải nào? Có kịch bản hiệu quả nào để xây dựng các nền tảng của Nga không, và chính sách phát triển mạng lưới ở các khu vực khác nhau của Nga, bao gồm cả vùng Viễn Đông là gì?


Moderator:
Andrey Tomyshev — Partner, Advanced Manufacturing and Mobility Leader in Consulting, Technologies and Transactions, B1 Group

Panellists:
Sergey Gromak — Vice President for External Affairs and Shareholder Relations, AVTOVAZ
Zoya Kaika — Deputy Director General, SOLLERS (online)
Maxim Kalinkin — General Director, Gazprombank Leasing
Anatoly Kiyashko — Director for Interaction with Government Authorities and Corporate Partners, KAMA Automobile Company
Denis Nozdrachev — General Director, InfraVEB
Alexey Podshchekoldin — President, Russian Automobile Dealers Association (ROAD) (online)

11.09.2023
12:30–14:00

Tòa nhà B, tầng 7, hội trường số 11

Giáo dục và đào tạo là cơ sở để độc lập

Không đâu bằng quê hương: sức hút của các địa phương đối với giới trẻ


Thanh niên chắc chắn là động lực tương lai cho sự phát triển kinh tế - xã hội thành công của khu vực và đất nước. Ngày nay, có một xu hướng khách quan là giới trẻ di cư từ quê lên các thành phố lớn. Trong đó, Moscow và St. Petersburg vẫn là những nơi thu hút giới trẻ hàng đầu. Tại sao thanh niên lại rời bỏ quê hương? Những người trẻ tuổi cần gì để trở về và phát triển bản thân ở quê hương? Có thể ngăn chặn tình trạng di cư từ Viễn Đông nhờ vào các dự án trợ cấp nhà ở cho thanh niên?


Moderator:
Mikhail Khomich — Managing Director for International Development, VEB.RF; Special Projects Director, Agency for Strategic Initiatives to Promote New Projects (ASI)

Panellists:
Aleksandr Vaino — Head of Youth Initiatives Center, Agency of Strategic Initiatives (ASI)
Elvira Nurgalieva — Deputy Minister of the Russian Federation for the Development of the Far East and the Arctic
Maksim Oreshkin — Aide to the President of the Russian Federation
Alexander Osipov — Governor of Trans-Baikal Territory
Vladimir Solodov — Phó đại diện toàn quyền của Tổng thống tại vùng Viễn Đông
Nikita Stasishin — Deputy Minister of Construction, Housing and Utilities of the Russian Federation

11.09.2023
12:30–14:00

Tòa nhà B, tầng 6, hội trường số 7

Viễn Đông qua 10 năm. Thành tựu và những việc cần làm.

Mục tiêu môi trường của doanh nghiệp: giới hạn cơ hội

Với sự hỗ trợ của Công ty TNHH Udokan Copper

Cùng với những cơ hội mới xuất hiện khi chuyển hướng sang phía Đông, các doanh nghiệp Nga cũng phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến sự phân chia toàn cầu và sự rút lui của doanh nghiệp phương Tây khỏi Nga. Trong điều kiện ngày nay, việc duy trì các bước đi và nỗ lực thúc đẩy chương trình nghị sự về khí hậu ở Nga ngày càng khó khăn. Công cuộc phi cacbon hóa có thể được tiếp tục với các đối tác và dự án mới ở phía Đông và các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Hợp tác với Trung Quốc đang trở nên ngày càng triển vọng. Những thách thức và cơ hội liên quan đến quy định về carbon đối với các công ty khi chuyển hướng sang phía Đông? Chiến lược của các công ty sẽ thay đổi như thế nào để thích ứng với những thay đổi hiện nay?


Moderator:
Andrey Sharonov — Chief Executive Officer, National ESG-Alliance

Panellists:
Irina Bakhtina — Director of Sustainable Development, RUSAL
Tatiana Zavyalova — Senior Vice President for ESG, Sberbank (online)
Igor Makarov — Head of the Laboratory for the Economics of Climate Change, National Research University Higher School of Economics (online)
Vadim Moskvichev — Director, Vanino Forestry Center
Elena Myakotnikova — Director of Climate Initiatives and Carbon Management, SIBUR
Ekaterina Salugina-Sorokovaya — First Vice President, Gazprombank
Ilya Torosov — First Deputy Minister of Economic Development of the Russian Federation
Yuliya Shabala — Deputy General Director for Sustainable Development and Corporate Affairs, Udokan Copper
Alexander Shokhin — President, Russian Union of Industrialists and Entrepreneurs

Front row participant:
Alexey Zhikharev — Director, Russia Renewable Energy Development Association; Director, ENSOLVE

11.09.2023
12:30–14:00

Tòa nhà D, tầng 6, hội trường số 19

Viễn Đông qua 10 năm. Thành tựu và những việc cần làm.

Vai trò của các thực thể lãnh thổ hành chính khép kín (ZATO) đối với sự phát triển bền vững lâu dài của đất nước. Đặc điểm phát triển của các lãnh thổ khép kín


Các thực thể lãnh thổ hành chính khép kín (ZATO) là tiền đồn của Nga theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Đây là sự phát triển, an ninh quốc phòng và độc lập về công nghệ của đất nước. Với đặc thù của mình, trong lịch sử ZATO là nơi tập trung của trí tuệ, nguồn nhân lực với năng lực đặc biệt. Do đó, một trong những nhiệm vụ ưu tiên trong quá trình phát triển và hoạt động của ZATO luôn luôn là cung cấp cho người dân mức hỗ trợ và cơ sở hạ tầng xã hội phù hợp. Tăng cường đảm bảo cơ sở hạ tầng và xã hội cho ZATO không phải là mục đích cuối cùng, mà là một cách để bảo tồn và phát triển nguồn nhân lực và công nghệ cao được tích lũy trong lịch sử ở những thành phố độc đáo này. Có những thành phố hàng không vũ trụ. Có những thành phố khoa học. Ngoài ra còn có các trung tâm công nghệ cao, quân sự và dân sự khác. Ở đó, người ta tập trung vào vấn đề chính: nguồn lực con người. Những thành phố này cũng là nơi đất nước đặt hi vọng giành lại vị trí dẫn đầu về khoa học và công nghệ toàn cầu. Cần đặc biệt chú ý đến các khu định cư ở Viễn Đông và vùng Bắc Cực. Cần phải nhớ rằng quy mô dân số trong trường hợp này không phải là vấn đề chính: ngay cả những khu định cư nhỏ cũng có thể có tầm quan trọng chiến lược đối với đất nước. Làm thế nào để xây dựng chiến lược phát triển cho ZATO và tạo điều kiện thích hợp cho sự phát triển bền vững lâu dài của ZATO với tư cách là những lãnh thổ vì lợi ích quốc gia nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, sự dẫn đầu về công nghệ và chủ quyền của Liên bang Nga?


Moderator:
Sergey Rybakov — Chief of Staff to the Chairman, All-Russian Society for Nature Conservation (VOOP)

Panellists:
Alexey Golubev — Advisor to the General Director, Rusatom Infrastructure Solutions, Rosatom State Corporation
Sergey Ermolenko — Chairman of the Board, ZATO Development Assistance Association (online)
Vladislav Kuznetsov — Acting Governor of the Chukotka Autonomous Region (online)
Olesya Nosova — Editor-in-Chief, General Director, Publishing House Komsomolskaya Pravda
Alexander Sergeev — Scientific Supervisor, National Center for Physics and Mathematics (NCFM)
Vyacheslav Fetisov — Deputy of the State Duma of the Federal Assembly of the Russian Federation; Goodwill Ambassador, The United Nations Environment Programme (UNEP); Chairman, All-Russian Society of Nature Conservation (online)

11.09.2023
12:30–14:00

Tòa nhà A, tầng 3, hội trường số 3

Viễn Đông qua 10 năm. Thành tựu và những việc cần làm.

Du lịch nội địa: thách thức và cơ hội trong thực tế mới


Trong những năm trước đại dịch, Nga vốn là một trong những quốc gia được ghé thăm nhiều nhất trên thế giới, đón hơn 24 triệu khách du lịch nước ngoài hàng năm, mang lại doanh thu hàng năm 11 tỷ USD cho nền kinh tế. Vùng Viễn Đông đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế du lịch nội địa, chiếm tới 8% lượng khách nước ngoài, có động lực tăng trưởng du lịch tốt, trước hết đến từ các quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Điều này có được, trước hết nhờ thuận tiện trong giao thông, yêu cầu thị thực được đơn giản hóa cũng như sự hiện diện của các nguồn tài nguyên thiên nhiên và giải trí độc đáo. Sau khi mất tới 80% lượng khách trong thời kỳ đại dịch, du lịch Viễn Đông đang dần trở lại mức trước Covid, đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng là tăng gấp đôi lượng khách du lịch lên 7–8 triệu khách vào năm 2030. Viễn Đông chú trọng thu hút khách du lịch nước ngoài, triển khai nâng cao chất lượng dịch vụ cần thiết, xây dựng các khu nghỉ dưỡng đa năng quanh năm, phát triển nhiều loại hình du lịch - từ bãi biển và thể thao đến dân tộc học và ẩm thực, cũng như môi trường và sự kiện. Ngày nay, phát triển du lịch nội địa là một trong những định hướng chiến lược trong chính sách của nhà nước và là một trong những điều kiện cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững của nền kinh tế các khu vực của Nga. Cần làm gì để phát huy hết tiềm năng du lịch của Nga, bao gồm cả vùng Viễn Đông? Cơ hội mới nào để phát triển du lịch nội địa ở Nga trong điều kiện hiện nay? Cần có những biện pháp hỗ trợ, ưu đãi gì để tăng lượng khách du lịch đến Nga? Những khía cạnh nào của phát triển ngành, các hình thức và loại hình du lịch cần tập trung trong trung và dài hạn? Làm thế nào để phát huy tối đa tiềm năng kinh tế và đầu tư?


Moderator:
Aleksandr Sirchenko — Deputy General Director, Fun&Sun

Panellists:
Dmitriy Bakanov — Deputy Minister of Transport of the Russian Federation
Sun Guizhen — Secretary-General of the China Association of Travel Services (online)
Lu Yingchuan — Deputy Minister of Culture and Tourism of the People’s Republic of China (video message)
Arseny Krepsky — Head of the Primorsky Krai Tourism Agency
Thet Thet Khine — Union Minister of Hotels and Tourism of the Government of Republic of the Union of Myanmar
Michael Lopez Rama — Mayor of the City of Cebu, Republic of the Philippines
Maksim Reshetnikov — Minister of Economic Development of the Russian Federation
Ilya Umansky — President, Russian Union of Travel Industry; General Director, National tour operator “Alean”

Front row participants:
Александр Бардалеев — Deputy Chairman of the Government of the Trans-Baikal Territory - Minister of Economic Development of the Trans-Baikal Territory
Aleksey Vasilchenko — General Director, Eastern Gates of the Country
Aleksey Geleta — Head of Digital Compliance Group, Analytical Center for the Government of the Russian Federation
Oxana Leonenko — General Manager of The Carlton Moscow
Tatyana Polovaikina — First Deputy Chairman of the Government of the Amur Region
Vladimir Rusanov — Minister of Tourism of Kamchatka Territory
Charlie Than — Union Minister of the Republic of Myanmar
Daw Than Than Swe — Governor, Central Bank of Myanmar
Timur Handy — Minister of Entrepreneurship, Trade and Tourism of the Republic of Sakha (Yakutia)

11.09.2023
12:30–14:00

Tòa nhà D, Tầng 5, hội trường số 16

Logistics trong thời kỳ biến động

Hệ thống quản lý vận tải phương Bắc: thực tế mới


Đã đúng một năm trôi qua kể từ ngày ý tưởng về dự án “Vận tải phương Bắc” được công bố. Dự án này nhằm đảm bảo độ tin cậy và kịp thời trong việc cung cấp hàng hóa cho các địa phương Viễn Bắc và phụ cận, và quan trọng nhất là giúp đảm bảo khả năng tiếp cận về giá của các loại hàng hóa đối với người dân địa phương. Một hệ thống quản lý vận tải phía Bắc mới, trong đó có các biện pháp hỗ trợ từ nhà nước và địa phương dự kiến được xây dựng; ngoài ra những hạn chế về cơ sở hạ tầng cũng sẽ được khắc phục, đi kèm với các cơ chế để ngăn chặn tình trạng thiếu hàng hóa thiết yếu. Thành tố trung tâm để thực hiện chương trình vận tải phương Bắc sẽ là hệ thống thông tin quốc gia để giám sát quá trình vận tải hàng hóa, đảm bảo xử lý và phân tích thông tin, giám sát sự di chuyển của hàng hóa và xác định kịp thời rủi ro gián đoạn nguồn cung. Đâu là phương hướng nâng cao hiệu quả vận tải hàng hóa phía Bắc: pháp lý, vận tải, logistics và tài chính, công cụ kỹ thuật số? Vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong quản lý vận tải hàng hóa phía Bắc sẽ thay đổi như thế nào? Hệ thống quản lý mới đặt ra những thách thức và mục tiêu gì cho những thành viên tham gia vận tải hàng hóa phương Bắc?


Moderator:
Mikhail Kuznetsov — Director, Eastern State Planning Center (FANU Vostokgosplan)

Panellists:
Kirill Bychkov — First Deputy Chairman of the Government of the Republic of Sakha (Yakutia)
Gadzhimagomed Guseynov — First Deputy Minister of the Russian Federation for the Development of the Far East and the Arctic
Grigory Ledkov
Yuliya Morozova — Deputy Chairman, Government of Kamchatskiy Krai
Nicolay Kharitonov — Chairman of the Committee on the Development of the Far East and the Arctic, State Duma of the Federal Assembly of the Russian Federation

Front row participants:
Nikolai Alexeev — General Director, Yakutopttorg
Vladimir Panov — Special Representative for the Development of the Arctic, State Atomic Energy Corporation ROSATOM
Aleksey Shilo — Deputy Managing Director, Head, Centre for Corporate Transport Services (CFTO), Russian Railways
Anton Yaremchuk — Acting Deputy Governor of the Chukotka Autonomous Region

11.09.2023
12:30–14:00

Tòa nhà D, tầng 6, hội trường số 17

Hợp tác quốc tế trong một thế giới biến động

Quy tắc văn hóa trong hợp tác đầu tư Nga – Trung


Bất chấp các lệnh trừng phạt, hợp tác Nga-Trung vẫn phát triển một cách ổn định. Cụ thể, thương mại song phương tự tin sẽ vượt qua mốc rào cản quan trọng về mặt tâm lý là 200 tỷ USD trong năm 2023. Sự hiện diện của các công ty Trung Quốc tại Liên bang Nga trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, ô tô và thương mại điện tử đang ngày càng mở rộng. Số lượng các dự án song phương trong lĩnh vực nhân đạo và văn hóa ngày càng tăng. Trung Quốc đang trở thành một cường quốc hàng đầu về quản lý và đổi mới công nghệ. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, hoạt động đầu tư đang gặp phải những rào cản nghiêm trọng do các lệnh trừng phạt và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Những mô hình hợp tác đầu tư song phương thành công và chưa thành công trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng, văn hóa? Những kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp là gì?


Moderators:
Oleg Remyga
Cui Shan — President, Russian-Sino Foundation of Developing Culture and Art

Panellists:
German Maslov — Vice President of Liner and Logistic Division, FESCO
Dmitry Savenkov
Sergey Sanakoev — Deputy Chairman, Russian-Chinese Friendship Society; Deputy Chairman, Russian Part of the Business Council of the Far East of the Russian Federation and the North-East of the People's Republic of China; Member of the Russian International Affairs Council (RIAC)
Elena Stepanova — Associate Professor of the Department of International Management, Institute for Social Sciences, Russian Academy of National Economy and Public Administration under the President of the Russian Federation (RANEPA)
Zhenwei He — Phó Tổng Thư ký, China Overseas Development Association

11.09.2023
15:00–16:30

Tòa nhà A, tầng 3, hội trường số 3

Hợp tác quốc tế trong một thế giới biến động

Chương trình nghị sự về khí hậu của SCO và EAEU: hướng tới các mục tiêu chung


Trước thềm Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, nhu cầu phát triển đối thoại giữa các quốc gia và rộng hơn là giữa các khối liên minh về vấn đề khí hậu ngày càng tăng. Đối với Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU), điều này rất quan trọng để củng cố vị thế của các nền kinh tế lớn nhất khu vực châu Á về các vấn đề quan trọng như ổn định khí hậu, vận hành thị trường carbon và các cam kết đầy tham vọng theo Thỏa thuận Paris. Ngày nay, quy định về carbon đang được đẩy mạnh ở hầu hết các quốc gia SCO và EAEU, nhưng sự phát triển này không đồng đều. Mỗi nước áp dụng các cách tiếp cận riêng của mình và xây dựng các kế hoạch dựa trên việc thiết lập mục tiêu duy nhất, quan trọng về mặt chiến lược đối với một quốc gia cụ thể. Cách tiếp cận này tính đến lợi ích quốc gia, nhưng có thể trở thành nguồn rủi ro cho hợp tác kinh tế hơn nữa trong khối và thậm chí dẫn đến xuất hiện các rào cản thương mại. SCO và EAEU đã kịp thời nhận thấy rủi ro này và đã thông qua một số văn bản chính sách để cải thiện. Các ưu tiên hợp tác giữa SCO và EAEU trong khuôn khổ chương trình nghị sự về khí hậu là gì và chương trình nghị sự về khí hậu có thể trở thành động lực tăng trưởng kinh tế không? Liệu có thể xây dựng các phương pháp tiếp cận về định giá carbon, các thông số triển khai các dự án khí hậu trong các khối liên minh không? Quan điểm thống nhất của các quốc gia về khả năng áp dụng các cơ chế của Điều 6 Thỏa thuận Paris ra sao? Các yếu tố của thị trường carbon tự nguyện có thể là bước đầu tiên cho sự hợp tác như vậy không?


Moderator:
Ekaterina Salugina-Sorokovaya — First Vice President, Gazprombank

Panellists:
Alexey Vostokov — Chief Executive Officer, Polyus
Kan Zaw — Union Minister of Investment and Foreign Economic Relations of the Republic of the Union of Myanmar
Janesh Kain — Deputy Secretary-General, Secretariat of the Shanghai Cooperation Organization (online)
Aisen Nikolaev — Head of Sakha Republic (Yakutia)
Alexey Overchuk — Deputy Prime Minister of the Russian Federation
Maksim Reshetnikov — Minister of Economic Development of the Russian Federation
Andrey Slepnev — Member of the Board, Minister in Charge of Trade, Eurasian Economic Commission
Bakhtiyer Khakimov — Đặc phái viên của Tổng thống LB Nga về các vấn đề thuộc Tổ chức hợp tác Thượng Hải (online)
Grace Hui — Chief Executive Officer, Net Zero Asia (online)

Front row participants:
Alexander Shenderyuk-Zhidkov — Senator of the Federation Council of the Federal Assembly of the Russian Federation
Aleksandr Shirov — Director, Head of the Analysis, Production Potential Forecasting and Cross industry Cooperation Lab, Institute of Economic Forecasting of the Russian Academy of Sciences

11.09.2023
15:00–16:30

Tòa nhà A, tầng 5, hội trường số 4

Viễn Đông của tương lai

Điều gì tiếp theo? Đánh giá hiệu quả dài hạn các dự án của chính phủ trong lĩnh vực khởi nghiệp của thanh niên


Nhận định hiệu quả của các chương trình khởi nghiệp cho thanh niên đòi hỏi phải có đánh giá dài hạn về tác động của nó đến cuộc sống của thanh niên. Đánh giá như vậy sẽ giúp phân tích những thay đổi diễn ra trong hoạt động khởi nghiệp của thanh niên nhờ vào các dự án này. Việc này bao gồm đánh giá tác động của các dự án đối với tăng trưởng kinh tế, việc làm, hoạt động đổi mới và phát triển xã hội của giới trẻ. Việc đánh giá tác động lâu dài giúp xác định tính hiệu quả của chiến lược và chính sách trong lĩnh vực thu hút thanh niên tham gia hoạt động khởi nghiệp. Nhiều chương trình có mục tiêu ngắn hạn nên khó có thể đo lường tác động lâu dài của nó đối với hoạt động khởi nghiệp của thanh niên. Ví dụ như các pháp nhân được thanh niên tạo ra trong khuôn khổ một cuộc thi tồn tại bao lâu v.v. Kết quả phân tích tác động lâu dài của các dự án chính phủ sẽ giúp chúng ta đúc rút được những phương pháp và cách tiếp cận tốt nhất khi thiết kế các chương trình trong tương lai. Để đánh giá hiệu quả tác động lâu dài của dự án, cần xây dựng các phương pháp tiếp cận và chỉ số sẽ được đánh giá. Những chỉ số nào cần được theo dõi để đánh giá hiệu quả lâu dài của chương trình? Có những rào cản pháp lý nào cho việc đánh giá như vậy không? Ai nên tham gia vào việc phân tích và xử lý dữ liệu này?


Moderator:
Oleg Shenderyuk — Director, Yakov and Parters

Panellists:
Alexey Agafonov — Deputy Director, Russia – Land of Opportunity
Aleksandr Vaino — Head of Youth Initiatives Center, Agency of Strategic Initiatives (ASI)
Vladimir Zhuikov — Executive Director, Investment Department, Russian Direct Investment Fund
Aleksandr Isayevich — General Director – Chairman of the Management Board, Russian Small and Medium Business Corporation
Yury Saprykin — Vice President for Regional and International Development, Skolkovo Foundation
Alexander Chernoshchekin — Head of the block of medium and small business, Promsvyazbank

Front row participant:
Sergey Mikhnevich — Executive Secretary, EAEU Business Council; Managing Director for International Multilateral Cooperation and Integration, Russian Union of Industrialists and Entrepreneurs (RSPP)

11.09.2023
15:00–16:30

Tòa nhà B, tầng 6, hội trường số 8

Viễn Đông của tương lai

Sự phát triển bền vững của nhà nước và doanh nghiệp. Hướng tới tương lai.


Trong ba mươi năm qua, tỷ suất sinh trung bình trên thế giới đã giảm gần một nửa. Điều này dẫn đến sự mất cân đối sâu sắc trong cơ cấu tuổi của dân số, sự già hóa không thể tránh khỏi và sự gia tăng gánh nặng xã hội. Theo dự báo của Liên hợp quốc, đến cuối thế kỷ này, dân số Nga sẽ giảm gần 1/4, dân số Nhật Bản và Trung Quốc giảm một nửa, trong khi ở Ấn Độ tình hình cũng không mấy sáng sủa. Trong điều kiện như vậy, sự cạnh tranh về lao động sẽ ngày càng gay gắt ở hầu hết các nước Á-Âu, trong đó có Nga. Cách duy nhất để đạt được sự cải thiện bền vững về tình hình nhân khẩu học là tăng tỷ suất sinh lên mức cao hơn mức tái sản xuất dân số. Điều này đòi hỏi nỗ lực đồng bộ của cả nhà nước và doanh nghiệp. Vì khu vực doanh nghiệp sử dụng một phần lớn dân số hoạt động kinh tế nên thái độ của người sử dụng lao động đối với các vấn đề gia đình và nhân khẩu học có ảnh hưởng quyết định đến tâm lý sinh sản của con người. Ở Nga, nhiều công ty đã thể hiện trách nhiệm đối với tương lai của đất nước, khu vực, thành phố nơi họ làm việc, cũng như đối với người lao động. Nhà nước sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp có trách nhiệm – do đó, một dự án đang được triển khai nhằm ứng dụng xếp hạng xã hội của các công ty (xếp hạng ECG). Đây là một đánh giá phổ quát nhằm xác định mức độ tin cậy, trách nhiệm xã hội và môi trường của một doanh nghiệp. Ngoài ra, một tiêu chuẩn về nguồn lực xã hội của doanh nghiệp dựa trên các nguyên tắc ứng xử kinh doanh có trách nhiệm hiện đang được xây dựng. Xếp hạng xã hội của các công ty và tiêu chuẩn nguồn lực xã hội doanh nghiệp có được áp dụng ở các nước khác trên thế giới không? Những biện pháp hỗ trợ nào có thể khuyến khích doanh nghiệp đầu tư để đạt được mục tiêu phát triển quốc gia? Kinh nghiệm thu được của các hiệp hội doanh nghiệp và các công ty hàng đầu trong khuôn khổ chương trình nghị sự ESG nên được tính đến như thế nào khi thực hiện các sáng kiến mới?


Moderator:
Artur Niyazmetov — Deputy Presidential Plenipotentiary Envoy to the Central Federal District

Panellists:
Dmitry Alexeev — General Director, DNS Group LLC
Kirill Babaev — Director, Institute of China and Modern Asia of the Russian Academy of Sciences; Deputy Chairman of the Presidium, National BRICS Research Committee
Georgiy Belozerov — Chief Operating Officer, Agency for Strategic Initiatives to Promote New Projects
Dmitriy Zaytsev — Auditor, Accounts Chamber of the Russian Federation
Maxim Filimonov — Director of Corporate Communications and External Relations, TransContainer
Timur Shinaliev — Head of Special Projects Department, Federal Tax Service of Russia

Front row participants:
Vladimir Egorov — General Director, Trust Fund for Future Generations of the Republic of Sakha (Yakutia)
Marina Slutskaya — Director of the Sustainable Development and International Cooperation Unit, DOM.RF

11.09.2023
15:00–16:30

Tòa nhà B, tầng 6, hội trường số 9

Viễn Đông của tương lai

Xây lớn hơn, đẹp hơn và tiện nghi hơn


Cung cấp cho người dân nhà ở chất lượng cao và giá cả phải chăng là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà nước. Năm 2022, khối lượng nhà ở xây dựng tại Viễn Đông đạt kỷ lục 3,6 triệu mét vuông. Tốc độ đưa vào vận hành nhà ở mới ở Viễn Đông trong những năm gần đây vượt xa so với mức trung bình của Nga. Nhưng liệu điều này là đã đủ? Tất nhiên là không. Tỷ lệ đảm bảo nhà ở trong vùng vẫn tương đối thấp, trung bình, tỷ lệ nhà ở được xây dựng trên 1.000 dân thấp hơn 35%. Vì nhà ở là một trong những yếu tố then chốt của phúc lợi kinh tế xã hội nên không vấn đề này không thể trì hoãn. Cần xây dựng và thực hiện các giải pháp đột phá, tiếp tục giảm chu kỳ đầu tư xây dựng, tính đến thực tế hiện nay, tiến hành điều chỉnh bổ sung các chương trình cho vay thế chấp ưu đãi. Các biện pháp hỗ trợ hiện nay đã đủ chưa và hiệu quả sử dụng như thế nào? Liệu có một bước đột phá đáng kể trong điều kiện thị trường hiện tại? Các xu hướng chính trong xây dựng là gì và Viễn Đông thích ứng với chúng nhanh đến mức nào?


Moderator:
Leonid Stavitsky — Honored Builder of the Russian Federation

Panellists:
Alexey Almazov — Managing Partner for the Regions Segment, FSK Group of Companies
Andrey Artamonov — General Director, DNS Development
Gadzhimagomed Guseynov — First Deputy Minister of the Russian Federation for the Development of the Far East and the Arctic
Evgeniy Kravchenko — Senior Managing Director, Director of Trade Finance Division, Sberbank
Valery Limarenko — Governor of Sakhalin Region
Vitaly Mutko — Chief Executive Officer, DOM.RF
Aleksandr Prygunkov — Chief Executive Officer, Samolet Strana
Nikita Stasishin — Deputy Minister of Construction, Housing and Utilities of the Russian Federation

Front row participants:
Ivan Abramov — First Deputy Chairman of the Committee on Economic Policy of the Federation Council of the Federal Assembly of the Russian Federation
Evgeny Grigoriev — Head of Yakutsk Urban Distrikt
Andrey Osipov — Member of the Board, Director of Business Development, Post Bank JSC
Aigul Yusupova — Managing Partner, Unikey

11.09.2023
15:00–16:30

Tòa nhà B, tầng 6, hội trường số 10

Hợp tác quốc tế trong một thế giới biến động

Những thách thức của Chương trình nghị sự Xanh toàn cầu: kiểm nghiệm sức mạnh và động lực cho hợp tác BRICS


Trong bối cảnh Liên bang Nga sắp đảm nhận vai trò Chủ tịch luân phiên của khối BRICS vào năm 2024, cùng với việc sáng kiến của Nga được công bố vào ngày 8/8/2023 tại cuộc họp lần thứ 13 của Bộ trưởng Kinh tế và Ngoại thương của các nước BRICS về việc thành lập một cơ quan mới - Nhóm đối thoại của BRICS về Phát triển bền vững và Khí hậu, quá trình đối thoại về chủ đề này, với tư cách là một trong những lĩnh vực hợp tác hứa hẹn nhất giữa các nước BRICS, có ý nghĩa hết sức đặc biệt. Những thách thức toàn cầu ngày nay, chẳng hạn như biến đổi khí hậu, là mối đe dọa đáng kể đối với sự thịnh vượng lâu dài của các nước BRICS. Trong khi đó, các quốc gia có nguồn lực và cơ hội đáng kể để giải quyết các vấn đề về khí hậu, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và vượt qua các thách thức xã hội. Trong bối cảnh xu hướng hiện nay, các vấn đề hợp tác cùng có lợi giữa các nước BRICS trong lĩnh vực chuyển đổi xanh, tài chính có trách nhiệm, các dự án đổi mới và khí hậu, xây dựng và đồng bộ hóa các văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo phúc lợi xã hội đang trở thành những yếu tố then chốt để các nước chúng ta phát triển bền vững. Các nước BRICS sẽ phải đối mặt với những thách thức khí hậu mới nào? Các nước BRICS đang thực hiện những bước đi nào để thực hiện quá trình chuyển đổi năng lượng và đảm bảo tính bền vững của nền kinh tế? Chúng ta có thể học được gì từ nhau? Làm thế nào các nước BRICS có thể tận dụng các cơ hội hợp tác mới trong lĩnh vực đổi mới xanh và phát triển carbon thấp? Vai trò của công nghệ tiên tiến trong việc đạt được tiến bộ xã hội là gì? Làm thế nào để sử dụng sức mạnh của công nghệ tiên tiến vì lợi ích của xã hội?


Moderator:
Alexander Vedyakhin — First Deputy Chairman of the Executive Board, Sberbank

Panellists:
Ilangovan Angaiah — Director, Consun Energy Solution Private Limited
Percy Morapedi Koji — Co-founder, President, Africa Economic Leadership Council (AELC)
Ettore Maria Lombardi — Professor of Private Law, School of Law of the University of Florence (UniFI)
Mauricio Antonio Lopes — Lead Scientist, The Brazilian Agricultural Research Corporation "Embrapa" (online)
Slauzy Zodwa Mogami — Founder, Chief Executive Officer, Chairperson, Ladies in the Frontline (LLOA)
Xiangyu Meng — Deputy Director, The Dongguan Innovation Center Carbon Neutrality Laboratory, Tsinghua University
Ilya Torosov — First Deputy Minister of Economic Development of the Russian Federation

11.09.2023
15:00–16:30

Tòa nhà B, tầng 7, hội trường số 12

Viễn Đông qua 10 năm. Thành tựu và những việc cần làm.

Sự phát triển của các cơ chế ưu tiên tại nga


Vào đầu năm 2015, các cơ chế ưu đãi ở Viễn Đông bắt đầu được triển khai – các đặc khu phát triển ưu tiên (TOR) và Cảng tự do Vladivostok (FPV). Ngày nay, các cơ chế ưu đãi được bổ sung thêm Vùng Bắc Cực của Liên bang Nga (AZRF), Đặc khu hành chính trên đảo Russky (SAR), Quần đảo Kuril của Liên bang Nga (KORF). Trong điều kiện kinh tế và chính sách đối ngoại đang thay đổi năng động, các cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp đang được hoàn thiện, các công cụ mới đang được phát triển và các điều kiện cho các ưu đãi hiện có ngày càng cải thiện. Việc phát triển các cơ chế này cần được thực hiện theo hướng tăng cường lấy khách hàng làm trung tâm, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Các biện pháp được thực hiện sẽ thúc đẩy sự phát triển cạnh tranh nội bộ của các nhà đầu tư. Những kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất để hỗ trợ các nhà đầu tư, cả ở nước ngoài là gì? Làm thế nào để đảm bảo điều kiện kinh doanh tốt nhất tại Vùng Liên bang Viễn Đông? Những hướng hỗ trợ nào trong điều kiện ngày nay là hiệu quả và cần thiết nhất với các nhà đầu tư? Cần có những thay đổi gì đối với cơ chế ưu đãi hiện nay ở Viễn Đông?


Moderator:
Nikolay Zapryagaev — General Director, Corporation for the Development of the Far East and the Arctic

Panellists:
Dmitry Vakhrukov — Deputy Minister Economic Development of the Russian Federation
Denis Gros — Coordinator for the Far Eastern Federal District, All-Russian public organization "Business Russia"; Managing Partner, DA! Development
Anastasia Permyakova — Deputy Head, Analytical Center under the Government of the Russian Federation; Member, Expert Council under the Government of the Russian Federation
Maria Perova — Director of the Department for Development of Priority Territories of the Far East and Arctic, Ministry of the Russian Federation for the Development of the Far East and Arctic
Ivan Smirnov — Deputy Director General for Economics and Finance, Inter RAO - Management of Electric Power Plants
Natalya Trunova — Auditor, Accounts Chamber of the Russian Federation
Xue Hailong — Executive President, Xuan Yuan Industrial Development
Mikhail Khardikov — Operations Director, En+ Group
Nicolay Kharitonov — Chairman of the Committee on the Development of the Far East and the Arctic, State Duma of the Federal Assembly of the Russian Federation
Valery Tsivilev — General Director, Coal Mining Company “Kolmar”
Mikhail Yurchuk — Deputy CEO for Government Relations, Atlas Mining

11.09.2023
15:00–16:30

Tòa nhà D, tầng 6, hội trường số 20

Hợp tác quốc tế trong một thế giới biến động

Trọng tài thương mại quốc tế trong điều kiện ngày nay


Việc Nga chuyển hướng nền kinh tế của mình sang các nước châu Á - Thái Bình Dương nhằm cải thiện cán cân thương mại nước ngoài đã dẫn đến việc mở rộng quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp Nga và các công ty trong khu vực. Điều này đòi hỏi phải có một cơ chế hiệu quả để giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra trong lĩnh vực hoạt động kinh tế đối ngoại. Thực tiễn cho thấy cách phổ biến nhất để giải quyết những tranh chấp như vậy là nhờ vào trọng tài. Kinh nghiệm của Tòa án Trọng tài Thương mại Quốc tế tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Liên bang Nga, tổ chức vốn kỷ niệm 90 năm thành lập vào năm ngoái, cũng như các tổ chức trọng tài của các nước châu Á - Thái Bình Dương trong việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế là gì? Các vấn đề tương tác và hợp tác hiện nay trong bối cảnh trừng phạt, cũng như việc sử dụng công nghệ Internet trong lĩnh vực trọng tài là gì? Thực trạng và ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp kinh tế quốc tế tại các tổ chức trọng tài của Nga, Mông Cổ và Trung Quốc? Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực vận tải thương mại có đặc điểm gì? Nhiệm vụ chính của Trung tâm UNCITRAL tại khu vực Châu Á và Thái Bình Dương là gì?


Moderator:
Sergey Katyrin — President, Chamber of Commerce and Industry of the Russian Federation

Panellists:
Anna Arkhipova — Acting Chairman, Maritime Arbitration Commission at the Chamber of Commerce and Industry of the Russian Federation (online)
Chen Bo — Deputy Secretary-General, China Maritime Arbitration Commission (CMAC)
Ivan Zykin — Acting Chairman, International Commercial Arbitration Court at the Chamber of Commerce and Industry of the Russian Federation
Athita Komindr — Head, UNCITRAL Regional Centre for Asia and the Pacific Ocean (video message)
Dmitriy Podshibyakin — Director, Arbitration and Mediation Center of the Chamber of Commerce and Industry of the Russian Federation
Natalia Prisekina — Executive Secretary, Branch of the International Commercial Arbitration Court at the Chamber of Commerce and Industry of the Russian Federation in Vladivostok
Gu Yan — Vice President, China International Economic and Trade Arbitration Commission (CIETAC) (video message)

11.09.2023
15:00–16:30

Tòa nhà D, Tầng 5, hội trường số 16

Viễn Đông qua 10 năm. Thành tựu và những việc cần làm.

Bảo vệ trái đất. Vai trò của Viễn Đông


Sự phát triển của vùng Viễn Đông có tầm quan trọng chiến lược. Nơi đây có tiềm năng lớn để tăng trưởng kinh tế và thu hút đầu tư. Viễn Đông có thể trở thành nơi thí điểm thu hút đầu tư “xanh”, thân thiện với môi trường. Hai phần ba diện tích nước Nga được bao phủ bởi lớp băng vĩnh cửu. Việc thực hiện các dự án trong điều kiện như vậy đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt khi đối mặt với biến đổi khí hậu. Viễn Đông thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu như thế nào? Làm thế nào để đánh giá thực trạng và thích ứng kịp thời với những hậu quả nặng nề? Đoàn kết nỗ lực của doanh nghiệp và nhà nước bằng cách nào? Các giải pháp được đưa ra liệu đã đủ? Trước điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu, năm 2021 Nga, Trung Quốc và Ấn Độ đã tuyên bố sẵn sàng đạt được mục tiêu "trung hòa carbon" - cân bằng giữa phát thải khí nhà kính và sự hấp thụ của chúng bởi các hệ sinh thái trên cạn vào năm 2060–2070. Các quốc gia và giới doanh nghiệp có biện pháp gì để giải quyết vấn đề này? Viễn Đông đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Dự án liên bang "Tổng vệ sinh" đang được triển khai tích cực trong khu vực, bao gồm giải quyết vấn đề trục vớt tàu chìm, giúp không chỉ mở rộng không gian ven biển mà còn cải thiện cảnh quan vốn đẹp như tranh vẽ của các cảng của Viễn Đông. Những gì đã được thực hiện? Các kế hoạch tiếp theo là gì?


Moderator:
Sergey Brilev — BTV truyền hình, Phó Giám đốc kênh Russia; Chủ tịch Viện Bering-Bellingshausen nghiên cứu Châu Mỹ.

Panellists:
Vyacheslav Alenkov — Deputy Chairman of the Government of the Sakhalin Region
Sergey Anoprienko — Deputy Minister of Natural Resources and Environment of the Russian Federation
Roman Berdnikov — First Deputy General Director, Member of the Management Board, RusHydro
Andrey Grachev — Vice President for Federal and Regional Programs, Norilsk Nickel
Kirill Komarov — First Deputy General Director, Director of the Development and International Business Unit, State Atomic Energy Corporation ROSATOM
Vladimir Solodov — Phó đại diện toàn quyền của Tổng thống tại vùng Viễn Đông

Front row participants:
Bogdan Bulychev — Traveler, Blogger, Producer
Kirill Bychkov — First Deputy Chairman of the Government of the Republic of Sakha (Yakutia)
Andrey Nagibin

11.09.2023
15:00–16:30

Tòa nhà D, tầng 6, hội trường số 19

Phát triển công nghệ như một sự đảm bảo chủ quyền

Hệ thống an toàn dược phẩm toàn cầu. Bảo vệ sức khỏe trong thế giới đa cực


Hiện nay, một số cường quốc đã thay đổi căn bản cách tiếp cận liên quan đến giá trị tính mạng và sức khỏe con người, với việc sử dụng tiêu chuẩn kép. Chưa bao giờ, ngay cả trong các cuộc chiến tranh thế giới, việc đảm bảo thuốc men cho người dân của các quốc gia lại bị đặt vào tình trạng nguy cấp như hiện nay. Cấu trúc dễ tiếp cận trên toàn cầu của dược phẩm đã bị phá vỡ - điều này là do giới tinh hoa chính trị yêu cầu ngừng hợp tác và cung cấp thuốc từ các quốc gia không thân thiện, biến chiến thuật “y học bên ngoài chính trị” thành “y học như một công cụ chính trị”. Ngày nay, nhiều quốc gia đã áp dụng các chiến lược mới tập trung vào an toàn dược phẩm và chủ quyền về dược phẩm. Đối với hệ thống an toàn dược phẩm toàn cầu và bảo vệ sức khỏe trong một thế giới đa cực, việc xây dựng những “chiếc ô” dược phẩm trong phạm vi một số liên minh các quốc gia hoặc từng quốc gia lớn với việc ký kết các thỏa thuận giữa các bên về cung cấp thuốc lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu là hết sức cần thiết. Điều này rất quan trọng vì nhiệm vụ của bất kỳ quốc gia nào trong các điều kiện địa chính trị khác nhau là bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của công dân mình. Trong khuôn khổ liên minh với các quốc gia thân thiện, nhiệm vụ là đảm bảo an toàn dược phẩm ở tất cả các khâu. Những liên minh như vậy có thể thực hiện được với các quốc gia ở Châu Phi, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Trung Đông, Đông Nam Á và Liên minh Á-Âu. Có thể xây dựng một hệ thống an toàn dược phẩm toàn cầu? Mỗi quốc gia có nên sản xuất tất cả các loại thuốc không? Làm thế nào để xây dựng chuỗi logistics nhanh khi tình hình chính trị thay đổi? Làm thế nào để tiếp tục hợp tác khoa học chung quốc tế? Làm thế nào để xây dựng và triển khai các mối quan hệ giữa cơ quan chính phủ các nước khác nhau? Chúng ta nên tập trung vào điều gì khi soạn thảo các tài liệu về quy định lưu hành thuốc và vận chuyển thuốc qua biên giới các nước?


Moderator:
Aleksandr Petrov — Head of the Expert Council for Regulating the Circulation of Medicines and Medical Devices, Committee of the State Duma of the Federal Assembly of the Russian Federation on Health Protection

Panellists:
Tigran Gevorkyan — Deputy Director for the Implementation of Federal Projects, N.N. Blokhin National Medical Research Center of Oncology of the Ministry of Health of the Russian Federation
Alexander Demyanov — Member of the Board of Directors, Center for the Development of Advanced Technologies
Grigoriy Kuranov — Deputy Presidential Plenipotentiary Envoy to the Far Eastern Federal District of the Russian Federation
Aleksandr Turkov — Managing Director of the Investment Business Unit, VEB Infrastructure
Victor Fisenko — First Deputy Minister of Health of the Russian Federation

Front row participants:
Victor Dmitriev — General Manager, Association of Russian Pharmaceutical Manufacturers; Chairman of the Public Council under the Federal Service for Surveillance in Healthcare (online)
Kirill Kaem — Senior Vice-President for Innovations, Skolkovo Foundation
Alexandra Mukhotina — General Director, Medicine. Obstetrics. Gynaecology; Chief Physician, Primavera Centre for Endocrine Health and Reproduction;
Tadzio Schilling — Chief Executive Officer, Association of European Businesses (АЕВ)

11.09.2023
15:00–16:30

Tòa nhà D, Tầng 5, hội trường số 13

Hợp tác quốc tế trong một thế giới biến động

Hỗ trợ và phát triển khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ: vai trò của truyền thông trong hợp tác kinh tế Nga và châu Á


Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nga đang có đà tăng trưởng đều đặn và tốc độ luân chuyển tiền tăng nhanh, cho thấy tầm quan trọng của khu vực doanh nghiệp này đối với nền kinh tế đất nước. Với sự rời đi của các doanh nghiệp nước ngoài, nhiều ngách kinh doanh mở ra và các thương hiệu nhỏ trong nước cũng như các thương hiệu từ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có thể khai thác thành công. Việc mở rộng hiệu quả các thương hiệu Nga ở các nước châu Á và ngược lại - các nhà sản xuất châu Á ở Nga sẽ giúp chúng ta tạo ra một bức tranh sản xuất và kinh tế mới. Tuy nhiên, vấn đề đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ sáng kiến khởi nghiệp và vai trò của truyền thông trong việc hình thành kiến thức và quảng bá thương hiệu mới vẫn hết sức cấp thiết. Thị trường tiêu dùng đang phát triển như thế nào? Những ngóc ngách nào vẫn còn trống để khai thác? Nhu cầu từ người tiêu dùng là gì? Đâu là những rào cản, thách thức ở cấp độ pháp lý đối với doanh nghiệp trong giai đoạn thâm nhập thị trường Nga và các nước châu Á? Hỗ trợ thương mại và đầu tư phát triển doanh nghiệp nhỏ từ nhà nước như thế nào? Làm thế nào để quảng bá thương hiệu mới? Có những công cụ hiệu quả nào để nâng cao kiến thức và sự trung thành của người tiêu dùng?


Moderator:
Alina Efimova — Deputy General Director for Sales and Business Development, Gazprom Media Sales House

Panellists:
Igor Vetryuk
Zhou Liqun
Konstantin Mayor — General Director, Mayer Group
Vitaly Mankevich — President, Russian-Asian Union of Industrialists and Entrepreneurs (online)
Dmitry Mednikov — Managing Director, Russian Media Group
Mikhail Trufanov — General Director, XM-Digital

Front row participants:
Kirill Babaev — Director, Institute of China and Modern Asia of the Russian Academy of Sciences; Deputy Chairman of the Presidium, National BRICS Research Committee
Denis Bykov — Financial Director, Etazhi-Vladivostok
Valeriy Zhilin — Director for Marketing, Azbuka Mebeli

11.09.2023
15:00–16:30

Tòa nhà D, tầng 6, hội trường số 18

Hợp tác quốc tế trong một thế giới biến động

An toàn của di chuyển dòng vốn


Trong điều kiện địa chính trị mới, quá trình chuyển đổi nền kinh tế Nga đang diễn ra mạnh mẽ. Doanh nghiệp đang tìm kiếm những cách thức mới để thanh toán ngoại thương và đầu tư. Sự di chuyển vốn tự do trong không gian quốc tế vẫn là mục tiêu cuối cùng của các nhà đầu tư, và như vậy, việc đảm bảo an toàn cho dòng vốn là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Và ở đây, cần có một loạt các biện pháp nhằm loại bỏ rủi ro quốc tế. Làm thế nào để bảo toàn quyền tự do di chuyển vốn? Làm thế nào để đảm bảo an toàn và tính minh bạch của thanh toán quốc tế? Những cơ chế và công cụ hiệu quả nào có thể được sử dụng để bảo vệ nhà đầu tư trước những rủi ro? Ngân hàng sử dụng những công nghệ hiện đại nào khi thực hiện các dự án quốc tế? Trong điều kiện hiện nay, những công cụ tài chính nào là cần thiết và hiệu quả?


Moderator:
Marina Belyakova

Panellists:
Alexey Guznov — Secretary of State – Deputy Chairman, The Central Bank of the Russian Federation (Bank of Russia)
Andrey Klepach — Chief Economist, VEB.RF
Oleg Melnikov — Executive Vice President, Head of Contracts Banking Support Department, Gazprombank
Mikhail Khardikov — Operations Director, En+ Group
Oleg Shibanov — Director of the Center for Macroeconomic Research, Sberbank (online)

11.09.2023
15:00–16:30

Tòa nhà D, tầng 6, hội trường số 17

Phát triển công nghệ như một sự đảm bảo chủ quyền

Kinh tế sáng tạo - động lực mới của kinh tế Nga


Nền kinh tế sáng tạo đã trở thành một trong những trọng tâm phát triển kinh tế của Nga. Đóng góp của ngành công nghiệp sáng tạo cho nền kinh tế đất nước, theo số liệu năm 2022, là 4,87% GDP; tại vùng liên bang Viễn Đông con số này tăng lên 2,0% so với năm 2020 (1,9%). Xu hướng tăng trưởng bền vững đang được hình thành. Vào tháng 8 năm 2023, Tổng thống đã ký một số chỉ thị nhằm hỗ trợ nền kinh tế sáng tạo, trong đó không chỉ tập trung vào phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo riêng lẻ mà còn chú ý đến tác động kinh tế của lĩnh vực sáng tạo đối với các ngành liên quan và lĩnh vực xã hội: phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng mức độ nhận diện của các thương hiệu Nga, giá trị gia tăng của sản phẩm, sự phát triển các vùng lãnh thổ, sự di cư của thanh niên. Nền kinh tế Nga có thể sử dụng tầng lớp sáng tạo như thế nào? Những chiến lược phát triển nền kinh tế sáng tạo nào ở các khu vực đã chứng minh được hiệu quả? Các chương trình phát triển công nghiệp và dự án sẽ giúp phát triển lĩnh vực sáng tạo ở Nga như thế nào? Cần có những biện pháp hỗ trợ bổ sung nào? Làm thế nào để lĩnh vực sáng tạo có thể giúp tập hợp các dự án và sản phẩm của Nga và đưa chúng ra thị trường quốc tế? Nhà nước có thể đóng vai trò gì trong việc hình thành sự kết nối bền vững giữa các ngành công nghiệp sáng tạo, CNTT và kinh doanh?


Moderator:
Ekaterina Cherkes-zade — Creative Economy Director, Agency for Strategic Initiatives to Promote New Projects

Panellists:
Roman Karmanov — Chief Executive Officer, Presidential Fund for Cultural Initiatives
Ilya Kuznetsov — Producer, Animation Studio Mechtalet
Aisen Nikolaev — Head of Sakha Republic (Yakutia)
Elvira Nurgalieva — Deputy Minister of the Russian Federation for the Development of the Far East and the Arctic
Alexander Chernikov — Director, Siberian Institute for the Development of Creative Industries

Front row participants:
Indira Zharova — Head, Ruptly
Afanasiy Savvin — General Director, Sakha Republic Development Corporation
Grigory Solomin — Managing Partner, Novaya Zemlya

11.09.2023
15:00–16:30

Tòa nhà A, tầng 3, hội trường số 2

Hợp tác quốc tế trong một thế giới biến động

Các đảo của Nga. Cơ hội đặc biệt để phát triển


Các khu vực đảo (Đảo Russky, Quần đảo Kuril, Đảo Bolshoi Ussuriysky) có tầm quan trọng lớn đối với sự phát triển của Viễn Đông và toàn nước Nga. Mỗi hòn đảo đều rất đặc biệt và có lợi thế cạnh tranh riêng. Đảo Russky là hòn đảo của khoa học, công nghệ và du lịch. Đại học Liên bang Viễn Đông, Thủy cung Primorsky Oceanarium độc đáo đã được xây dựng xong; trung tâm kỹ thuật đầu tiên của Công ty cổ phần đại chúng “RusHydro” đã được khánh thành và một trung tâm văn hóa-giáo dục cũng đã được hoàn thành trong năm nay. Ngoài ra, các công trình như trung tâm khoa học và công nghệ đổi mới Russky, cơ sở nghiên cứu khoa học của cụm “Megascience”, trung tâm kỹ thuật của Công ty Cổ phần đại chúng "NK" Rosneft đang trong giai đoạn tiến hành thiết kế. Bên cạnh đó, nhiều dự án du lịch lớn, cũng như các dự án phát triển cơ sở hạ tầng triển lãm và kinh doanh để phục vụ cư dân các Đặc khu hành chính đang được lên kế hoạch thực hiện. Quần đảo Kuril là quần đảo của du lịch và ngư nghiệp: khoảng 20 cơ sở khách sạn tập trung trên các đảo (Đảo Iturup, Kunashir, Shikotan), lưu lượng khách du lịch năm 2022 lên tới hơn 85 nghìn người. Các lĩnh vực du lịch triển vọng là du lịch sinh thái và du lịch biển. Năng lực chế biến thủy sản cũng đang ngày càng phát triển, với trung tâm là các đảo Kunashir và Shikotan. Đảo Bolshoi Ussuriysky là hòn đảo của giao thông, logistics và du lịch: các cuộc tham vấn đang được tổ chức với phía Trung Quốc về việc xây dựng một kế hoạch tổng thể để phát triển hòn đảo, nhằm tạo ra một hành lang giao thông quốc tế "Cáp Nhĩ Tân - Bolshoi Ussuriysky - Sovetskaya Gavan", công viên du lịch quốc tế "Russky" và công viên safari "Hãy tiếp xúc với thiên nhiên nước Nga". Làm thế nào để đảm bảo các đảo phát triển một cách nhanh chóng? Làm thế nào để thu hút dự án mới trên các đảo? Cần thêm biện pháp hỗ trợ nào để thu hút nhà đầu tư? Năng lực cơ sở hạ tầng hiện tại có đủ không?


Moderator:
Valeria Plotnikova — Managing Partner, Strategy Partners

Panellists:
Maksim Baksheev — Executive Director, KVC
Sergey Bachin — General Director, Vasta Discovery
Anatoliy Bobrakov — Deputy Minister of the Russian Federation for the Development of the Far East and the Arctic
Mikhail Degtyarev — Governor of Khabarovsky Territory
Anton Zaitsev — Deputy Chairman of the Government of the Sakhalin Region
Sergei Ivanov — Special Representative of the President of the Russian Federation on Environmental Protection, Ecology and Transport

Front row participants:
Yuriy Egorov — Director, Nevada-Far East
Dmitriy Nozhenko — Chairman of the Board of Directors, Avrora Group
Mikhail Palennyy — Beneficiary, Arkhstroy Group
Nikolay Stetsko — Deputy Chairman of the Government of the Primorsky Territory

11.09.2023
15:00–16:30

Tòa nhà B, tầng 6, hội trường số 6

Giáo dục và đào tạo là cơ sở để độc lập

Thể thao Viễn Đông


Trong thực tế mới, Viễn Đông đang trở thành trung tâm quan trọng nhất cho các hình thức hợp tác quốc tế mới cả trong thể thao và các lĩnh vực khác. Trong khuôn khổ hợp tác kéo dài nhiều năm, Nga và Trung Quốc vẫn đang tiếp tục trao đổi trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Các trò chơi thể thao mùa đông và mùa hè dành cho thanh thiếu niên được tổ chức với quy mô lớn ở Trung Quốc. Các vận động viên đến từ Trung Quốc đã tham gia Đại hội Thể thao sinh viên quốc tế, Thế vận hội mùa hè dành cho người khiếm thính và các cuộc thi khác ở Nga. Kết quả sơ bộ của Những năm hợp tác Nga-Trung trong lĩnh vực thể dục, thể thao ra sao? Vai trò của và ngoại giao thể thao và ngoại giao truyền thống trong quá trình này? Hợp tác thể thao của Nga với Trung Quốc và các nước châu Á khác sẽ phát triển như thế nào? Nga đã được chọn là chủ nhà Đại hội Thể thao Hữu nghị Thế giới và Đại hội Thể thao BRICS, sẽ được tổ chức vào năm 2024. Các vận động viên ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương có muốn tham gia vào các sự kiện này không? Những trung tâm thể thao mới nào sẽ xuất hiện ở Viễn Đông trong những năm tới? Ở Viễn Đông, marathon và các cuộc thi quần chúng khác đang ngày càng phát triển. Các nhà tổ chức cần trợ giúp gì để phát huy tiềm năng quốc tế của mình?


Moderator:
Vasily Konov — Deputy General Producer, Match TV

Panellists:
Galina Izotova — Acting Chairman, Accounts Chamber of the Russian Federation
Konstantin Kolpakov — Chairman, Council of Young Diplomats Russian Foreign Ministry
Oleg Matytsin — Minister of Sport of the Russian Federation
Svetlana Romashina — Seven-Time Olympic Champion in Synchronized Swimming
Boris Rotenberg — Founder, Head of the Russian Motorsport Development Program, SMP Racing
Alexey Svirin — President, Russian Rowing Federation
Alexey Sorokin — General Director, Organizing Committee of the World Friendship Games
Marat Filippov — Secretary of the Council under the President of the Russian Federation for the Development of Physical Culture and Sports
Sergey Shishkarev — Chairman of the Board of Directors, Delo Group of Companies; Chairman of the Supreme Council, Handball Federation of Russia

Front row participants:
Georgy Bryusov — Director, Centre for Athletic Training of Russian National Teams (CAT)
Shanshan Guo — Attache of the Embassy of the People's Republic of China in the Russian Federation
Nadezhda Petrova — Olympic Medalist in Tennis
Mohammad Umair Bin Roshidi — Second Secretary, Malaysian Embassy in the Russian Federation

11.09.2023
15:00–16:30

Tòa nhà B, tầng 6, hội trường số 7

Viễn Đông qua 10 năm. Thành tựu và những việc cần làm.

Dự báo thế nào để giảm thiểu tối đa thiệt hại


Thống kê những năm gần đây cho thấy các địa phương thuộc Viễn Đông và Siberia chịu ảnh hưởng bởi hỏa hoạn và lũ lụt tự nhiên một cách có hệ thống, dẫn đến thiệt hại về người, về kinh tế cũng như về môi trường. Cháy rừng, cơ sở hạ tầng bị phá hủy do thay đổi khả năng chịu lực của đất và lượng mưa lớn hàng năm dẫn đến những thảm kịch và thiệt hại về kinh tế. Ví dụ như, chỉ riêng tình trạng khẩn cấp trong tháng Tám – tháng Chín năm nay tại vùng Primorsky, đến nay đã gây ra thiệt hại hơn 7,3 tỷ RUB cho nền kinh tế khu vực. Điều gì đã gây ra thiệt hại này và liệu nó có thể ngăn chặn được không? Nên sử dụng những vật liệu và công nghệ nào để xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, nhà ở, công trình công cộng và cơ sở hạ tầng khác để bảo vệ người dân và vùng lãnh thổ, cũng như giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra từ các tình huống khẩn cấp? Việc dự báo các trường hợp khẩn cấp do thiên nhiên và do con người gây ra được thực hiện như thế nào?


Moderator:
Aleksandr Bekker — Scientific Director of the Institute, Far Eastern Federal University; Doctor of Technical Sciences, Professor

Panellists:
Alexander Bondar — Director of the Department of Educational and Scientific and Technical Activities, Ministry of the Russian Federation for Civil Defense, Emergency Situations and Elimination of Consequences of Natural Disasters
Evgeny Grabchak — Deputy Minister of Energy of the Russian Federation
Vadim Nikanorov — Deputy Head, Federal Water Resources Agency
Irina Oltyan — Giám đốc, Viện nghiên cứu toàn Nga về các vấn đề quốc phòng nhân dân và các tình trạng khẩn cấp, Bộ các tình trạng khẩn cấp LB Nga
Alexander Osipov — Governor of Trans-Baikal Territory
Elena Parkhomenko — Deputy Chairman of the Government of the Primorsky Territory

Front row participant:
Andrey Makarov — Head of Directorate, Amur Basin Water Directorate of the Federal Water Resources Agency

11.09.2023
15:00–16:30

Tòa nhà B, tầng 7, hội trường số 11

Phát triển công nghệ như một sự đảm bảo chủ quyền

Phát triển công nghệ tại Nga: đi tắt đón đầu như thế nào?


Ngày nay, nhà nước đã định hướng rõ ràng chiến lược để đạt được chủ quyền về công nghệ. Việc tạo ra các công nghệ quan trọng của riêng Nga là ưu tiên và là điều kiện cần thiết để chuyển đổi sang nền kinh tế định hướng đổi mới. Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn, nhà đầu tư và công ty công nghệ vẫn đang tìm kiếm các mô hình hợp tác hiệu quả với nhau như một phần của nhiệm vụ lớn là đạt được sự độc lập về công nghệ. Những công nghệ nào là quan trọng nhất cho sự bền vững của đất nước? Biện pháp nào tốt nhất để hợp tác với tất cả những người tham gia chuỗi đổi mới để đạt được tiến bộ công nghệ? Các địa phương có thể và cần đảm nhận vai trò gì trong quá trình này?


Moderator:
Vladimir Pirozhkov — Head, Engineering Center of High-Complexity Prototyping "Kinetica", National Research Technological University MISiS

Panellists:
Igor Drozdov — Chairman of the Board, Skolkovo Foundation
Victor Evtukhov — State Secretary – Deputy Minister of Industry and Trade of the Russian Federation
Vladislav Ivanenko — General Director, SPUTNIX
Vladimir Komlev — Chairman of the Management Board, Chief Executive Officer, National Payment Card System
Pavel Lyakhovich — Member of the Management Board, Executive Director, SIBUR LLC
Dmitry Peskov — Head of Young Professionals Direction, Agency for Strategic Initiatives to Promote New Projects; General Director, Platform of the National Technology Initiative; Special Representative of the President of the Russian Federation on Digital and Technological Development
Aleksey Raikevich — General Director, GLONASS
Ruslan Sarkisov — General Partner, Voskhod Venture Capital
Anatoly Semenov — Minister of Innovations, Digital Development and Communication Technologies of the Republic of Sakha (Yakutia)
Alexey Chekunkov — Minister of the Russian Federation for the Development of the Far East and the Arctic (online)
Ruslan Yunusov — Co-founder, Russian Quantum Center

11.09.2023
17:00–17:20

Viễn Đông qua 10 năm. Thành tựu và những việc cần làm.

Tiếp xúc đầu tư: kết quả trong ngày


Viễn Đông có tiềm năng đầu tư lớn. Trong thời gian một ngày, những người khởi xướng các dự án đầu tư tại các thành phố Viễn Đông sẽ trình bày dự án của mình với các nhà đầu tư, chuyên gia và bên cho vay tiềm năng. Tại phiên họp, các chuyên gia sẽ thảo luận về kết quả làm việc trong ngày và đánh giá tiềm năng tăng trưởng kinh tế của các khu vực Viễn Đông. Những lĩnh vực ưu tiên nào cần phát triển ở Viễn Đông hiện nay? Làm thế nào các dự án đầu tư có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân?


Moderator:
Mikhail Khomich — Managing Director for International Development, VEB.RF; Special Projects Director, Agency for Strategic Initiatives to Promote New Projects (ASI)

Panellists:
Maksim Oreshkin — Aide to the President of the Russian Federation
Igor Shuvalov — Chairman, VEB.RF

11.09.2023
17:15–18:45

Tòa nhà B, tầng 6, hội trường số 9

Hợp tác quốc tế trong một thế giới biến động

Các lệnh trừng phạt như một cơ hội để phát triển


Trước áp lực từ các lệnh trừng phạt chưa từng có, nền kinh tế Nga đang thích ứng với các hạn chế, cho thấy tiềm năng lớn trong tăng trưởng và phát triển bền vững. Ngoài những hậu quả tiêu cực là rõ ràng, việc thắt chặt các biện pháp trừng phạt còn có thể là động lực để củng cố và phát triển sản xuất trong nước, làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và khoa học, ứng dụng các công nghệ tiên tiến để tạo ra sản phẩm công nghệ cao và phát triển nguồn nhân lực. Các biện pháp được triển khai giúp giảm nhất định tác động của các lệnh trừng phạt, trong đó có việc định hướng lại quan hệ đối tác hướng tới các quốc gia Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ. Điều quan trọng là phải tiếp tục tìm kiếm những cơ hội mới để tăng cường và đa dạng hóa nền kinh tế, đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững, bất chấp khủng hoảng và hành động của các quốc gia không thân thiện. Về vấn đề này, vẫn còn nhiều câu hỏi cần được giải đáp. Cơ hội nào đang mở ra cho các nhà sản xuất trong nước trong điều kiện các lệnh trừng phạt? Những lĩnh vực nào của nền kinh tế có khả năng trở thành động lực tăng trưởng kinh tế? Các biện pháp hỗ trợ của nhà nước đã được thực hiện có hiệu quả như thế nào và nhà nước có thể tạo ra những động lực bổ sung nào cho nền kinh tế trong nước? Tăng mức độ tin cậy vào nền kinh tế gắn liền với việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, hình thành các lĩnh vực hợp tác mới giữa doanh nghiệp và nhà nước, đồng thời xây dựng cơ sở hạ tầng di động, hiệu quả và an toàn hơn cho hợp tác tài chính. Ngày nay, vấn đề quan trọng là phải sử dụng phương pháp và công cụ nào để đánh giá khách quan tác động thực sự của các biện pháp trừng phạt được thông qua đối với toàn bộ nền kinh tế, đối với hoạt động của từng ngành công nghiệp và cuộc sống của người dân Nga. Làm thế nào để đánh giá chính xác hiệu lực và hiệu quả của các biện pháp bảo hộ đối phó đang được thực hiện? Vai trò và tầm quan trọng của khoa học, đổi mới và công nghệ kỹ thuật số trong việc đảm bảo tăng trưởng kinh tế và nâng cao hiệu quả ở mọi cấp độ của nền kinh tế Nga trong thực tế mới?


Moderator:
Ivan Lobanov — Rector, Plekhanov Russian University of Economics

Panellists:
Kirill Bychkov — First Deputy Chairman of the Government of the Republic of Sakha (Yakutia)
Nikolay Volobuev
Dmitry Volvach — Deputy Minister of Economic Development of the Russian Federation (online)
Konstantin Dolgov — Deputy Chairman of the Committee on Economic Policy of the Federation Council of the Federal Assembly of the Russian Federation
Galina Izotova — Acting Chairman, Accounts Chamber of the Russian Federation
Karin Kneissl — Head, Center G.O.R.K.I. (Geopolitical Observatory on Key Issues in Russia); Minister of Foreign Affairs of the Republic of Austria (2017–2019)
Denis Kravchenko — Deputy Chairman of the Committee of the State Duma of the Federal Assembly of the Russian Federation on Economic Policy
Evgeniy Popov — Deputy Chairman of the Committee of the State Duma of the Federal Assembly of the Russian Federation on Information Policy, Information Technologies and Communications; Anchor, Russia-1 Channel
Natalya Popova — First Deputy General Director, Innopraktika
Evgeniy Chekin — Chairman of the Government of of Kamchatka Territory
Zhenwei He — Phó Tổng Thư ký, China Overseas Development Association
Alexander Shokhin — President, Russian Union of Industrialists and Entrepreneurs

Front row participants:
Dmitry Viktorov — Director, NPO Akonit
Artem Lukin — Chief Executive Officer, TECHNORED
Ildar Neverov — Tổng Giám đốc, Công ty TNHH Sever
Alexey Fedorov — "Quantum Information Technologies" Scientific Group Head, Russian Quantum Center; Head of the Laboratory of Quantum Information Technologies, MISIS University (online)

11.09.2023
17:15–18:45

Tòa nhà A, tầng 3, hội trường số 2

Hợp tác quốc tế trong một thế giới biến động

Đại Á Âu: động lực hình thành một hệ thống tài chính và tiền tệ quốc tế mới


Trước bối cảnh có những thay đổi cơ bản trong cấu trúc kinh tế toàn cầu, các nền kinh tế Á-Âu thể hiện sự ổn định tương đối. Trong đó, nhân tố hội nhập ngày càng đóng vai trò quan trọng, và bản thân các tổ chức hội nhập đang trở thành những trung tâm quyền lực kinh tế. Theo nhiều chuyên gia, chính Á-Âu có thể trở thành động lực mới cho tăng trưởng kinh tế dựa trên tiềm năng to lớn cả về khoa học kỹ thuật và công nghiệp, sự phát triển của CNTT, công nghệ cao và cơ sở tài nguyên. Sự phát triển ổn định của Á-Âu vì lợi ích của tất cả các dân tộc sinh sống trên lục địa này phần lớn phụ thuộc vào hệ thống tài chính và tiền tệ hoạt động ổn định. Hệ thống thương mại và tài chính toàn cầu hiện tại không đáp ứng các nguyên tắc minh bạch, hiệu quả, công bằng và bình đẳng: các nhà phát hành tiền dự trữ lạm dụng vị thế độc quyền của mình, bòn rút tiền thuê tài chính từ các quốc gia khác, chuyển sang sử dụng tiền tệ của họ làm “vũ khí tài chính” (đơn phương, không thuộc các biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc). Đồng thời, các tổ chức phát hành tiền dự trữ trên thế giới đang bước vào một thời kỳ khó khăn, do gánh nặng nợ tăng vượt quá mọi giới hạn và những vấn đề phát sinh khi nỗ lực giải quyết. Nga, giống như các quốc gia khác thuộc Đại Á Âu, buộc phải chuyển sang sử dụng đồng tiền nội địa trong thương mại, tuy nhiên, giá cả, bảo hiểm và các yếu tố cơ sở hạ tầng thiết yếu khác vẫn thuộc thẩm quyền của các tổ chức phát hành tiền dự trữ thế giới. Điều gì có thể giúp nền tảng cho một hệ thống tài chính ổn định hơn? liệu có thể xây dựng hệ thống tài chính trên cơ sở hiệp ước quốc tế về các nguyên tắc minh bạch, hiệu quả, công bằng và bình đẳng không? Đại Á-Âu có thể đem lại những gì để tạo ra một cấu trúc tiền tệ và tài chính mới? Cần có những thể chế, nguồn lực và thủ tục nào để vận hành một hệ thống như vậy? Triển vọng nào cho việc hình thành một không gian thanh toán và trao đổi chung Á-Âu? Cơ hội hợp tác giữa các tổ chức hội nhập, các nền kinh tế lớn và nhỏ của Á-Âu là gì? Làm thế nào để đảm bảo chế độ win-win khi triển khai hệ thống?


Moderator:
Alexey Bobrovsky — Economic Observer

Panellists:
Aleksandr Babakov — Deputy Chairman of the State Duma of the Federal Assembly of the Russian Federation
Wang Wen — Executive Dean, Chongyang Institute for Financial Studies, Renmin University of China (RDCY)
Sergey Glazyev — Member of the Board, Minister in Charge of Integration and Macroeconomics, Eurasian Economic Commission (online)
Kan Zaw — Union Minister of Investment and Foreign Economic Relations of the Republic of the Union of Myanmar
Andrey Klepach — Chief Economist, VEB.RF
Oleg Solntsev — Deputy General Director, Head of Monetary Policy Analysis, Center for Macroeconomic Analysis and Short-term Forecasting
Sohail Khan — Deputy Secretary General, Secretariat of the Shanghai Cooperation Organization (online)
Aleksandr Shirov — Director, Head of the Analysis, Production Potential Forecasting and Cross industry Cooperation Lab, Institute of Economic Forecasting of the Russian Academy of Sciences

Front row participants:
Oleg Noginskiy — Head of the Expert Group, Scientific Center for Eurasian Integration
Pepe Escobar — Economic and Geopolitical Analyst, Federative Republic of Brazil

11.09.2023
17:15–18:45

Tòa nhà B, tầng 6, hội trường số 6

Viễn Đông qua 10 năm. Thành tựu và những việc cần làm.

Khám phá Viễn Đông: những con đường của hổ và báo


Các địa phương Viễn Đông ngày càng thu hút nhiều khách du lịch hơn mỗi năm, một phần là nhờ nơi đây có sáu Di sản Thế giới được UNESCO công nhận, khoảng 60% diện tích của tất cả các khu bảo tồn trong nước, cũng như bờ biển dài nhất nước Nga. Cụ thể, lượng khách du lịch đến Viễn Đông vào năm 2021 đã tăng hơn 10% so với mức trước đại dịch; và trong nửa đầu năm 2023, lượng du khách tới Viễn Đông tăng trưởng gấp 4 lần bình quân cả nước. Tuy nhiên, nhìn chung, tỷ lệ các chuyến đi đến những địa phương Viễn Đông so với cả nước nhìn chung vẫn chưa cao, chỉ xấp xỉ 5%. Ngày nay, du lịch quốc tế đang bắt đầu phục hồi tích cực, so với mức 15% lưu lượng khách du lịch Viễn Đông trước đại dịch. Các tuyến du lịch xuyên biên giới, triển khai thị thực điện tử thống nhất, chế độ miễn thị thực cho khách du lịch có tổ chức từ Trung Quốc, mở cửa giao thông đường không và biên giới hàng hải sẽ giúp tăng lưu lượng khách du lịch nước ngoài và tạo ra các dự án đầu tư mới. Đến năm 2030, tổng lưu lượng khách du lịch tại Đặc khu Liên bang Viễn Đông có thể tăng gấp đôi, điều này đòi hỏi số lượng phòng phải tăng ít nhất 1,5 lần. Tại Viễn Đông đã áp dụng những điều kiện đặc biệt để thu hút nhà đầu tư mới và mở rộng quy mô kinh doanh: cứ 10 dự án được nhà nước hỗ trợ thì có 1 dự án du lịch, và trong khuôn khổ chương trình du lịch Viễn Đông dự kiến sẽ còn 12 dự án đầu tư khác. Tuy nhiên, chi phí để xây dựng một khách sạn ở Viễn Đông và miền Trung nước Nga hoàn toàn khác nhau. Ngoài ra, các hệ sinh thái mong manh ở Viễn Đông dễ bị tổn thương nhất trước áp lực du lịch do con người tạo ra. Làm thế nào để khai thác tiềm năng của du lịch sinh thái như một công cụ đầu tư và bảo tồn các khu bảo tồn thiên nhiên trước sự gia tăng áp lực từ con người? Làm thế nào cơ sở hạ tầng khách sạn Viễn Đông có thể đối phó với sự tăng trưởng hàng năm về số lượng khách? Làm thế nào để giữ chân nhân viên và tăng khả năng sinh lời của các cơ sở lưu trú ở Viễn Đông trong điều kiện khí hậu phức tạp? Những mục tiêu nào cần đạt được vào năm 2030 trong phát triển du lịch và khách sạn ở Nga và Viễn Đông?


Moderator:
Bogdan Bulychev — Traveler, Blogger, Producer

Panellists:
Sergey Aramilev — General Director, Amur Tiger Centre Autonomous Non-Profit Organization
Dmitry Vakhrukov — Deputy Minister Economic Development of the Russian Federation
Maria Zakharova — Ambassador Extraordinary and Plenipotentiary; Director, Department of Information and the Press, Ministry of Foreign Affairs of the Russian Federation
Alexey Karakhan — Traveler
Sergey Krasnoperov — Executive Director, Corporation Tourism.RF
Elena Krylova — Founder, Interior Design Studio Elena Krylova
Anton Perin — Senior Banker, VEB.RF
Igor Sivets — Deputy General Director for Business Development, Tutu.ru
Ruslan Terekbayev — President, Legend Hotels Group

Front row participants:
Александр Бардалеев — Deputy Chairman of the Government of the Trans-Baikal Territory - Minister of Economic Development of the Trans-Baikal Territory
Konstantin Styrin — Deputy Chairman of the Management Board, Russian Agricultural Bank

11.09.2023
17:15–18:45

Tòa nhà B, tầng 6, hội trường số 8

Giáo dục và đào tạo là cơ sở để độc lập

Hướng tới một tương lai chung: những sáng kiến văn hóa và xã hội nào của doanh nghiệp đang được kỳ vọng ở Viễn Đông?


Đóng góp của các tập đoàn, tổ chức tư nhân và doanh nghiệp vào phát triển các dự án văn hóa xã hội giúp tăng tính bền vững kinh tế của khu vực, sức hấp dẫn du lịch và sự hài lòng của người dân địa phương. Nhờ đó, các thành phố có được nhiều sáng kiến xã hội mới, không gian công cộng hiện đại và ngày càng nhiều các chi nhánh của các tổ chức lớn. Số liệu thống kê cho thấy sự quan tâm ngày càng tăng của cả doanh nghiệp và nhà nước đối với việc phát triển các dự án văn hóa xã hội: ví dụ, chi ngân sách cho văn hóa trong 7 năm đã tăng 1,6 lần vào năm 2020, tỷ lệ các công ty thực hiện các dự án văn hóa đã tăng trong 5 năm qua từ 48% lên 60%, và tổng chi phí của doanh nghiệp cho các dự án xã hội đang tăng trung bình mỗi năm khoảng 50 tỷ rúp. Bên cạnh đó, nhu cầu của xã hội cũng là một động lực quan trọng: theo PBN, gần 70% người Nga tin rằng các doanh nghiệp cần giúp đỡ đất nước - bằng cách tổ chức các sự kiện văn hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng và giải quyết các vấn đề xã hội. Vai trò của các tập đoàn trong phát triển các hoạt động xã hội hiệu quả ở những địa phương họ hiện diện là gì? Các chương trình an sinh xã hội tác động như thế nào đến chỉ số kinh tế của doanh nghiệp và thay đổi cuộc sống ở các khu vực? Những định hướng ưu tiên, khả năng của doanh nghiệp và nhu cầu của người dân quan hệ qua lại ra sao trong điều kiện mới? Đâu là động lực thúc đẩy doanh nghiệp và các quỹ triển khai những dự án văn hóa xã hội mới: chiến lược riêng, nhu cầu bên ngoài hay quyền lợi của người lao động? Các quỹ và công ty sẽ tạo ra những điểm thu hút nào tại các thành phố thuộc Vùng Liên bang Viễn Đông vào năm 2024, phát triển cộng đồng và nâng cao chất lượng cuộc sống ra sao? Lợi nhuận đầu tư: mục tiêu và giá trị chỉ số mục tiêu nào được đặt ra khi triển khai các dự án xã hội?


Moderator:
Igor Korotetskiy — Head of the Group for the Provision of Services in the Field of Operational Risks and Sustainable Development, Kept

Panellists:
Aleksandra Boldyreva — Executive Director, Russian Donors Forum
Andrey Vinyukov — First Deputy General Director, Coal Mining Company “Kolmar”
Yuliya Morozova — Deputy Chairman, Government of Kamchatskiy Krai
Alexander Popov — Vice President, Head of the Trans-Baikal Division, OJSC MMC Norilsk Nickel
Antonina Priezzheva — Director of the Personnel Management, Gazprom-Media Holding
Olga Shamaiko — Head of the Assisted Employment Project, Naked Heart Foundation (online)

Front row participants:
Lyudmila Danilova — Executive Director, Kupol Social Development Fund
Veronika Sipacheva — President, Energy of Participation Fund

11.09.2023
17:15–18:45

Tòa nhà A, tầng 5, hội trường số 4

Phát triển công nghệ như một sự đảm bảo chủ quyền

Ưu tiên phát triển y tế: đổi mới công nghệ và y học cá nhân hóa


Ngày nay, y tế công nghệ cao có thể cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của những người cần chăm sóc y tế thông qua các phẫu thuật công nghệ cao, các phương pháp chẩn đoán hiện đại, phương tiện công nghệ phục hồi cá nhân, tư vấn và theo dõi sức khỏe của bệnh nhân từ xa. Sự phát triển của chăm sóc sức khỏe công nghệ cao đòi hỏi phải có cơ sở công nghiệp và công nghệ để sản xuất thiết bị chẩn đoán hiện đại, thuốc gốc và vật tư y tế tiên tiến, cũng như phát triển công nghệ gen. Một lĩnh vực không kém phần quan trọng là sử dụng các công nghệ tiên tiến để phòng ngừa bệnh tật. Các cụm và trung tâm y tế dự phòng hiện đại ở Nga ngày nay đã có thể cung cấp phương pháp điều trị chất lượng cao dựa trên y tế công nghệ cao. Những công cụ mới nào để hoàn thiện quá trình tổ chức chăm sóc y tế hiện đang được sử dụng ở Viễn Đông? Đâu là những hướng ưu tiên trong phát triển dịch vụ chăm sóc sức khỏe công nghệ cao nhằm cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân ở các vùng sâu, vùng xa? Những hình thức hợp tác y tế nào giữa nhà nước và doanh nghiệp ở Nga và các nước châu Á - Thái Bình Dương hiệu quả nhất?


Moderator:
Evelina Zakamskaya — BTV truyền hình, kênh Russia 24 TV Channel

Panellists:
Igor Borisevich — Deputy Head, Federal Medical-Biological Agency of the Russian Federation
Elena Zhidkova — Giám đốc, Trung tâm y tế, Công ty cổ phần “Đường sắt Nga”
Aleksey Kedrin — Chairman of the Board, Association of Pharmaceutical Manufacturers of the Eurasian Economic Union (EAEU) (online)
Azer Mamedov — Director of the Investment Department, Russian Direct Investment Fund (RDIF)
Alexander Sergeev — Scientific Supervisor, National Center for Physics and Mathematics (NCFM)
Victor Fisenko — First Deputy Minister of Health of the Russian Federation
Irina Yarovaya — Deputy Chairman of the State Duma of the Federal Assembly of the Russian Federation

Front row participants:
Olesya Mishina — Head, Navigator medicine
Maxim Chernin — Co-Founder, Chairman of the Board of Directors, Doctor Nearby

11.09.2023
17:15–18:45

Tòa nhà B, tầng 6, hội trường số 7

Giáo dục và đào tạo là cơ sở để độc lập

Giáo dục đại học: nước Nga của tương lai


Giáo dục là điều kiện và động lực then chốt của tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Để thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục, chương trình học thuật “Viễn Đông - Định hướng ưu tiên 2030” đã được khởi động vào năm 2022. Các trường đại học Viễn Đông đang nghiên cứu và thực hiện nhiều chương trình giáo dục theo mạng lưới, thúc đẩy sự phát triển của khoa học và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Những kết quả ban đầu của chương trình: các dự án chiến lược mới với sự tham gia của doanh nghiệp, các phòng thí nghiệm hiện đại và thu hút sinh viên từ khắp mọi miền đất nước. Chương trình “Viễn Đông - Định hướng ưu tiên 2030” tác động thế nào đến sự chuyển đổi của các trường đại học? Các trường đại học phải đối mặt với những thách thức gì? Chương trình ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của các vùng trong ngắn hạn và dài hạn? Làm thế nào để phát triển và hỗ trợ các trường đại học? Làm thế nào để xây dựng mối quan hệ với doanh nghiệp trong thực tế mới?


Moderator:
Inna Shevchenko — Rector, Southern Federal University (SFedU)

Panellists:
Dmitry Afanasiev — Deputy Minister of Science and Higher Education of the Russian Federation (online)
Irina Zhukova — Director of the Agricultural Education Development Center, Innopraktika
Kirill Kravchenko — Deputy Cheif Executive Officer, Gazprom Neft
Artur Martirosov — Venture Partner, Voskhod Venture Capital
Anatoly Nikolaev — Rector, Ammosov North-Eastern Federal University
Elvira Nurgalieva — Deputy Minister of the Russian Federation for the Development of the Far East and the Arctic
Alexander Samardak — Acting Rector, Sakhalin State University

Front row participants:
Denis Burov — Rector, Admiral Nevelsky Maritime State University
Elena Kharisova — Vice-Rector for Development, Far Eastern Federal University; General Director, Fund for the Development of Innovative Scientific and Technological Center "Russky"

11.09.2023
17:15–18:45

Tòa nhà B, tầng 7, hội trường số 12

Viễn Đông qua 10 năm. Thành tựu và những việc cần làm.

Đại dương - sự phát triển của đánh bắt và tiêu dùng


Ngành công nghiệp thủy sản Viễn Đông đang trong quá trình nâng cấp năng lực khai thác và chế biến. Động lực chính cho việc đổi mới là cơ chế cấp hạn ngạch để đổi lấy đầu tư. Nhờ động lực từ nguồn tài nguyên phong phú tại vùng biển Viễn Đông, 14 nhà máy chế biến cá công nghệ cao, 5 tàu cá và 5 tàu đánh bắt cua đã được xây dựng. Các quy tắc của giai đoạn thứ hai trong cơ chế hạn ngạch đầu tư đang được hoàn thiện: nó sẽ như thế nào, những tồn tại liệu có được khắc phục. Cần phải tính đến khó khăn ngày càng tăng đối với người khai thác - cả về tài chính và các quy định, cần có sự cân bằng. Người ngư dân nghĩ gì? Đã đến lúc tăng cường sản xuất trong nước thay thế nhập khẩu, xây dựng các ngành sản xuất nội địa độc lập, thiết lập quan hệ đối tác nước ngoài đáng tin cậy, không chịu tác động bởi bên thứ ba. Trục chính của ngành công nghiệp thủy sản Viễn Đông là thị trường nội địa, các cơ chế cũ không còn phù hợp, sự phụ thuộc vào định giá tài nguyên sinh vật thủy sản trên các kệ hàng thương mại trong nước là không thể chấp nhận được. Nuôi trồng thủy sản là động lực tăng trưởng mạnh mẽ nhất, cần phải tiến hành cải cách.


Moderator:
Alexander Panin — Chairman, 'Fish Union' Non-Profit Organization

Panellists:
Roman Vityazev — Chairman, Far Eastern Union of Mariculture Enterprises; Chairman, Hyperion
Andrey Grechkin — General Director, Dalreftrans
Khasan Likhov — Deputy Head, Federal Agency for Fisheries (Rosrybolovstvo)
Georgy Martynov — President, Association of Fishery Enterprises of Primorye Territory
Sergey Mironov — Chairman, Federation of Restaurateurs and Hoteliers of Russia (FRiO)
Olga Morozova — Director for Commerce and Development, Lenta
Olga Naumova — General Director, Russian Fishery Company
Olesya Popova — Business Development Director, Founder, Food Team
Oleg Ryabov — Director of "Fish" Department, Globus
Vladimir Solodov — Phó đại diện toàn quyền của Tổng thống tại vùng Viễn Đông
Sergey Tarusov — Chairman, Lenin Collective Farm Fishery
Ilya Chernov — Director of the Investment Development Department, Ministry of the Russian Federation for the Development of the Far East and the Arctic

11.09.2023
17:15–18:45

Tòa nhà D, Tầng 5, hội trường số 13

Hợp tác quốc tế trong một thế giới biến động

Mô hình kinh tế chính trị mới của thế giới


Đại dịch, xung đột mới, các xu hướng kinh tế - xã hội lâu dài đang tạo nên một bức tranh mới về thế giới. Mô hình thế giới mới vẫn mang tính đa chiều, đầy mâu thuẫn nội tại, bất ổn, non nớt nhưng hoàn toàn khác biệt với thế giới cuối thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI. Trung tâm của mô hình mới là Châu Á Thái Bình Dương, Á-Âu, trong đó có Nga và các nước Châu Phi. Tìm hiểu mô hình mới của thế giới là nhiệm vụ của các chính trị gia và cộng đồng học thuật. Tương lai của mô hình mới này ra sao?


Moderator:
Artem Malgin — Vice-Rector for Development, Director of the MGIMO Development Program "Priority - 2030", MGIMO University

Panellists:
Kirill Babaev — Director, Institute of China and Modern Asia of the Russian Academy of Sciences; Deputy Chairman of the Presidium, National BRICS Research Committee
Pornchai Danvivathana — Secretary General, Asia Cooperation Dialogue (ACD)
Andrey Keller — Director of the Sociocenter - the Operator of the Program "Priority - 2030"
Sergey Krasilnikov — Vice President, Managing Director of the International Relations and Integration Directorate, Russian Union of Industrialists and Entrepreneurs (RSPP)
Khamsen Sisavong — Vice President of Lao National Chamber of Commerce and Industry
Carlos Tabunda — Dean of the Faculty of International Relations, Director, Center for Russian Studies, New Era University
Ulugbek Khasanov — Head of the Department of International Relations, University of World Economy and Diplomacy

11.09.2023
17:15–18:45

Tòa nhà D, Tầng 5, hội trường số 14

Giáo dục và đào tạo là cơ sở để độc lập

Phụ nữ trong sự phát triển kinh tế và nhân đạo các vùng lãnh thổ phía Bắc, Siberia và Viễn Đông


Các dự án cơ sở hạ tầng và nhân đạo quy mô lớn đang được triển khai ở phía Bắc, Viễn Đông và Siberia. Sự tham gia của phụ nữ vào bảo tồn hệ sinh thái và bản sắc, văn hóa, truyền thống độc đáo của các dân tộc bản địa phía bắc nước Nga, nâng cao phúc lợi xã hội của người dân và phát triển bền vững các địa phương góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội quan trọng của đất nước. Đưa các nhiệm vụ này ra thảo luận tại các diễn đàn quy mô lớn giúp xem xét toàn bộ các vấn đề tồn tại ở miền Bắc và tìm ra các giải pháp hiệu quả để khắc phục. Để đảm bảo triển khai thực hiện các giải pháp, cần phải liên tục giám sát việc triển khai. Những giải pháp ưu tiên hỗ trợ phụ nữ trong lĩnh vực y tế và bảo trợ xã hội tại các khu vực phía Bắc nước Nga? Làm thế nào để tìm được sự cân bằng giữa bảo tồn hệ sinh thái và phát triển lãnh thổ? Cần phải làm gì để tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào phát triển kinh tế ở khu vực phía Bắc? Các doanh nghiệp đã sẵn sàng mở rộng quy mô những chương trình nào nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào mọi lĩnh vực của xã hội tại các địa phương phía Bắc?


Moderator:
Maria Afonina

Panellists:
Olga Batalina — First Deputy Minister of Labor and Social Protection of the Russian Federation (online)
Natalya Gonchar — Head of Corporate Relations Department, Sakhalin Energy
Galina Karelova — Deputy Chairman, Federation Council of the Federal Assembly of the Russian Federation (online)
Evgenia Kotova — Deputy Minister of Health of the Russian Federation (online)
Elena Myakotnikova — Director of Climate Initiatives and Carbon Management, SIBUR
Alexandra Ryabykh — Co-founder, Association of Women in the Nuclear Industry Foundation; Co-chairman, "Ecosystem" All-Russian Ecological Movement
Tatiana Sakharova (online)
Roza Chemeris — Member of the Committee of the State Duma of the Federal Assembly of the Russian Federation on Foreign Affairs
Elena Shumakova — Deputy Governor of Khanty‑Mansi Autonomous Area–Yugra

11.09.2023
17:15–18:45

Tòa nhà D, tầng 6, hội trường số 19

Hợp tác quốc tế trong một thế giới biến động

Ngoại giao khoa học ở châu Á: hợp tác xây dựng


Ngày nay, Nga đang tích cực mở rộng quan hệ với khu vực phía Nam bán cầu và trong đó có khu vực quan trọng nhất của nó là châu Á. Quá trình này đòi hỏi phải sử dụng nhiều hình thức, phương pháp và kênh hợp tác khác nhau để đảm bảo tăng cường hiệu quả. Một trong những kênh này là ngoại giao khoa học - một loại hình ngoại giao công chúng trong khuôn khổ hợp tác khoa học quốc tế, nhằm giải quyết các vấn đề chung của nhân loại và thiết lập sự hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc. Khoa học ở châu Á ngày nay đang phát triển nhanh chóng, sức nặng và tầm ảnh hưởng của các quốc gia này trong nền chính trị thế giới ngày càng tăng. Song song với đó là sự đóng góp của cộng đồng học thuật vào việc hình thành chính sách đối ngoại độc lập của các quốc gia, cũng như tiềm năng và hoạt động ngoại giao khoa học ngày càng gia tăng. Liệu có thể phát triển khoa học tiên tiến mà không cần ngoại giao, và liệu ngoại giao có hiệu quả nếu không có khoa học? Cộng đồng khoa học có thể làm gì để đoàn kết nhân loại vượt qua những thách thức toàn cầu? Kinh nghiệm nào của các quốc gia và cộng đồng học thuật châu Á cho thấy sự đóng góp của khoa học vào việc hình thành một chính sách đối ngoại hợp lý và hiệu quả? Ngoại giao khoa học có thể đóng vai trò gì trong việc khắc phục những mâu thuẫn chính trị, lịch sử, văn hóa, sắc tộc, tôn giáo và các mâu thuẫn khác ở châu Á và trên thế giới? Những cơ hội và nhiệm vụ của ngoại giao khoa học trong quan hệ liên vùng và quốc tế của Nga là gì? Các tổ chức khoa học quốc tế cần phải làm gì để đáp ứng tốt nhất mục tiêu phát triển hợp tác khoa học?


Moderators:
Mikhail Kuznetsov — Director, Eastern State Planning Center (FANU Vostokgosplan)
Viktor Larin — Vice Chairman, Far Eastern Branch of the Russian Academy of Sciences

Panellists:
Xing Guangcheng — Director, Institute for Border Studies of China, Chinese Academy of Social Sciences (online)
Andrey Denisov — First Deputy Chair of the Federation Council Committee on Foreign Affairs; Ambassador Extraordinary and Plenipotentiary
Yuriy Kulchin — Chairman, Far Eastern Branch of the Russian Academy of Sciences
Vitaly Naumkin — Scientific Director, Institute of Oriental Studies of the Russian Academy of Sciences
Sergey Sanakoev — Deputy Chairman, Russian-Chinese Friendship Society; Deputy Chairman, Russian Part of the Business Council of the Far East of the Russian Federation and the North-East of the People's Republic of China; Member of the Russian International Affairs Council (RIAC)

Front row participant:
Evgeniy Rusetskiy — Head of Asia-Pacific Representative Office, International Congress of Industrialists and Entrepreneurs

11.09.2023
17:15–18:45

Tòa nhà D, tầng 6, hội trường số 17

Viễn Đông qua 10 năm. Thành tựu và những việc cần làm.

Trở về nhà: tác động của Đặc khu hành chính (SAR) đối với doanh nghiệp và xã hội


Tình hình kinh tế và chính sách đối ngoại trên thế giới đã khiến các công ty nước ngoài có vốn Nga ngày càng quan tâm đến các Đặc khu hành chính (SAR). Mỗi năm là một kỷ lục mới về số lượng các công ty chuyển quyền tài phán sang Liên bang Nga và trở thành thành viên của SAR: nếu như năm 2020 chỉ có 2 thành viên đăng ký tại SAR trên Đảo Russky, thì đến tháng 8 năm 2023, con số này đã tăng lên 61. Ngoài ra, trong năm 2023, dự kiến một số thay đổi cơ bản trong luật của Nga cho phép các công ty thực hiện “hủy bỏ quyền sở hữu” thông qua các cơ chế khác ngoài việc tái cơ cấu sẽ được phê chuẩn. Động lực và thành quả của SAR trên đảo Russky trong năm qua là gì? Tác động của các thành viên trong SAR đối với sự phát triển của khu vực như thế nào? Những thay đổi nào về luật đã / sẽ được thông qua để hoạt động các doanh nghiệp trở lại Nga một cách thoải mái? Những rủi ro mà các công ty thực hiện tái cơ cấu phải đối mặt là gì và các lựa chọn thay thế cho quy trình này? Các công ty có thoải mái làm việc trong SAR không?


Moderator:
Marina Belyakova

Panellists:
Alexey Vostokov — Chief Executive Officer, Polyus
Nikolay Zhuravlev — Deputy Chairman of the Federation Council of the Federal Assembly of the Russian Federation
Alexander Iodchin — Director for Strategy and Development, Global Ports Management Company
Nikolay Stetsko — Deputy Chairman of the Government of the Primorsky Territory
Ilya Torosov — First Deputy Minister of Economic Development of the Russian Federation

Front row participants:
Andrey Tolmachev — General Director, Kaliningrad Region Development Corporation
Pavel Sheika — Director of Department for Special Administrative Region Support, Far East and Arctic Development Corporation

11.09.2023
17:15–18:45

Tòa nhà D, tầng 6, hội trường số 18

Giáo dục và đào tạo là cơ sở để độc lập

Chỉ số “Tính chuyên nghiệp”: nhân lực mới cho nền kinh tế mới


Nền kinh tế Viễn Đông đang cần nhân lực có trình độ chuyên môn cao. Nghề nghiệp đang ngày càng trở thành sự lựa chọn có ý thức của thế hệ trẻ và là sự đảm bảo cho một khởi đầu thành công. Dự án “Tính chuyên nghiệp” đang chuyển đổi thành công giáo dục ở các trường cao đẳng và trường kỹ thuật, tích cực thu hút doanh nghiệp vào quá trình đào tạo nhân sự. Làm thế nào để cân bằng hệ thống giáo dục trung cấp nghề và nhu cầu của người sử dụng lao động? Làm thế nào để các chương trình giáo dục phù hợp hơn? Làm thế nào để thiết lập đối thoại hiệu quả giữa đại diện doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục?


Moderator:
Evgeniy Szhenov — Scientific Supervisor, "Scientific and Educational Policy" Expert and Analytical Center

Panellists:
Alexander Bugaev — First Deputy Minister of Enlightenment of the Russian Federation
Hasan Hasanbalayev — Executive Director for Social Development, Corporation for the Development of the Far East and the Arctic
Mikhail Ivanov
Evgeny Petrov — Head, Federal Agency for Subsoil Use
Dmitry Shahanov — Deputy Director General, Russian Railways

Front row participants:
Nikolay Dolgov — Director for Development of Professionals 4.0 Platform, Gazprom
Aleksandra Lebedeva — Deputy Chairman of the Government of the Kamchatka Territory
Maxim Lopatin — Director, Khabarovsk Industrial and Economic College
Sofia Malyavina — General Director, National Priorities
Olga Petrova — Deputy Minister of Science and Higher Education of the Russian Federation
Pavel Stepanov — Deputy General Director, Geoscan Group of Companies
Mikhail Khardikov — Operations Director, En+ Group

11.09.2023
17:15–18:45

Tòa nhà D, tầng 6, hội trường số 20

Phát triển công nghệ như một sự đảm bảo chủ quyền

Hỗ trợ và bảo vệ doanh nghiệp trong lĩnh vực kỹ thuật số: định hướng pháp lý cho vùng Viễn Đông


Nền kinh tế kỹ thuật số hiện đại là sự chuyển đổi sang các định dạng tương tác thông tin mới về cơ bản, tái cơ cấu tổ chức kinh doanh và hành chính công, sự xuất hiện của những thách thức và yêu cầu pháp lý mới đối với việc bảo vệ pháp lý cho doanh nghiệp trong lĩnh vực kỹ thuật số. Giao tiếp ngày càng cởi mở đang tạo ra những chân trời mới cho hoạt động kinh doanh, nhưng đồng thời đòi hỏi phải phát triển các phương pháp tiếp cận mới để đảm bảo mức độ an ninh cần thiết cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các tập đoàn nhà nước. Đáng tiếc là mức độ bảo vệ pháp lý hiện nay đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực kỹ thuật số vẫn chưa được đầy đủ. Mặc dù thực tế là trong những năm gần đây người ta đặc biệt chú ý đến các biện pháp hỗ trợ và thúc đẩy kinh doanh kỹ thuật số, nhưng đây vẫn là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong không gian kinh tế kỹ thuật số. Điều này phần lớn là do môi trường pháp lý công nghệ được hình thành ngoài khuôn khổ hiểu biết về ranh giới pháp lý đối với an toàn kinh doanh và phát triển các mô hình để bảo vệ các đối tượng kỹ thuật số. Những rủi ro pháp lý nào liên quan đến việc điều hành một doanh nghiệp kỹ thuật số ở Nga? Làm thế nào để đảm bảo an ninh mạng? Luật pháp có thể thích ứng với công nghệ kỹ thuật số hiện đại? Làm thế nào để giảm những rủi ro của kinh doanh kỹ thuật số? Công nghệ kỹ thuật số có thể giúp bảo vệ doanh nghiệp như thế nào? Liệu có thể nói rằng lĩnh vực luật kỹ thuật số đang bắt đầu hình thành ở Nga?


Moderator:
Elina Sidorenko — Doctor of Law, Professor; Director of the Center for Digital Economy and Financial Innovation, MGIMO University

Panellists:
Yaroslav Aleynik — General Director, Omega
Artem Vasilyev — Rector, Synergy University
Artem Kononenko — Deputy Head of the Main Directorate for the Supervision of Federal Legislation Execution – Head of the Department for Supervision of Observance of the Rights of Entrepreneurs, Prosecutor General's Office of the Russian Federation
Sergey Morozov — First Deputy Chairman, Committee of the Russian State Duma on Regional Policy and Local Self-Government
Dmitry Pristanskov — State Secretary - Vice President, Norilsk Nickel
Yakov Sergienko — General Director, Yakov & Partners
Aleksey Serko — State Secretary – Deputy Minister of the Russian Federation for Civil Defence, Emergencies and Elimination of Consequences of Natural Disasters
Danil Filippov — Deputy Head, Investigative Department, Ministry of Internal Affairs of the Russian Federation
Alexander Shenderyuk-Zhidkov — Senator of the Federation Council of the Federal Assembly of the Russian Federation
Alexander Shokhin — President, Russian Union of Industrialists and Entrepreneurs

11.09.2023
17:15–18:45

Tòa nhà A, tầng 3, hội trường số 3

Viễn Đông qua 10 năm. Thành tựu và những việc cần làm.

Ngành lâm nghiệp: thực trạng và triển vọng


Việc sử dụng LesEGAIS giúp theo dõi số phận của từng cây, làm cho chuỗi cung ứng từ địa điểm khai thác gỗ đến người dùng cuối trở nên minh bạch, đồng thời đơn giản hóa công việc của các cơ quan nhà nước và địa phương. Nhà nước không khoanh tay đứng yên và đang tiếp tục phát triển số hóa ngành lâm nghiệp, tuy nhiên, có một trở ngại là hình thức quản lý rừng không phù hợp khiến không chỉ nhà nước mà cả doanh nghiệp không thể cho thuê rừng. Sự phân phối lại dòng chảy của ngành lâm nghiệp toàn cầu dẫn đến gia tăng chi phí logistics, và do đó làm giảm doanh thu từ việc bán gỗ. Trong các quá trình này, nhà nước cần hỗ trợ phát triển các tuyến giao thông và giúp doanh nghiệp thích ứng với điều kiện hiện tại, đồng thời duy trì việc làm và hiệu quả về thuế của doanh nghiệp. Làm thế nào để giải quyết vấn đề thiếu thông tin rừng và đơn giản hóa công việc với sự trợ giúp của số hóa? Làm thế nào để tăng sức hấp dẫn đầu tư của ngành lâm nghiệp? Doanh nghiệp còn thiếu điều gì? Cần có những biện pháp hỗ trợ nào của nhà nước? Bắt đầu từ đâu và làm gì tiếp theo?


Moderator:
Alla Sbitneva — Project Director, Sberbank

Panellists:
Oleg Bocharov — Deputy Minister of Industry and Trade of the Russian Federation
Dmitrii Dobrynin — Vice President, New Forest Pro (online)
Evgenii Korzh — Director, Eco Toys
Nikolay Krotov — Deputy General Director, Arkhangelsk PPM
Vladimir Krylov — Deputy Director, St. Petersburg State Forest Technical University (online)
Viacheslav Spirenkov — Deputy Head, Federal Forestry Agency
Konstantin Stepanov — Minister of Forestry and Protection of Wildlife of the Primorsky Krai

11.09.2023
17:25–18:45

Tòa nhà B, tầng 7, hội trường số 11

Viễn Đông của tương lai

Nhượng quyền Viễn Đông: cơ sở hạ tầng hiện đại cho các thành phố


Nga đang xây dựng quy hoạch tổng thể cho các thành phố Viễn Đông nhằm tạo ra một hình ảnh mới về các thành phố, phát triển môi trường xã hội và nền kinh tế khu vực. Ra mắt vào năm 2021, chương trình Nhượng quyền Viễn Đông chủ yếu nhằm mục đích tạo ra các cơ sở hạ tầng, giúp tăng mức độ tiện nghi của môi trường đô thị vùng Viễn Đông và đảm bảo sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực, nhờ hiệu ứng cấp số nhân của cơ sở hạ tầng mới đối với cư dân – những người sống, nuôi dạy con cái, học tập, làm việc và du lịch đến Viễn Đông. Trong bối cảnh hạn chế về ngân sách hiện tại, chương trình này hiện đang được các khu vực và nhà đầu tư trông đợi như một công cụ giúp xây dựng một cơ sở hạ tầng phức tạp, không thể xây dựng được nếu không chia sẻ rủi ro tài chính giữa nhà nước và doanh nghiệp và sẽ đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ tương lai. Đến cuối năm 2023, dự kiến ít nhất 30 công trình sẽ được xây dựng như một phần trong quy hoạch tổng thể cho các thành phố Viễn Đông với tổng chi phí ước tính trên 150 tỷ rúp. Cùng với đó, bối cảnh kinh tế hiện nay cũng đòi hỏi phát triển kinh tế Viễn Đông, và muốn vậy, cần có cơ sở hạ tầng giao thông và công nghiệp mới. Trong điều kiện phát triển kinh tế mới, nhìn chung cần đẩy mạnh nỗ lực của tất cả các bên liên quan để hình thành cách tiếp cận và tương tác tối ưu, nhằm giải quyết các nhiệm vụ chiến lược phát triển nền kinh tế, thị trường tài chính và cơ sở hạ tầng, trong đó có tính đến các ưu điểm và hạn chế của PPP.


Moderator:
Alexander Dolgov — Partner, Head of Infrastructure and Public-Private Partnerships, Better Chance

Panellists:
Alexander Aksakov — Director of Infrastructure Bonds Division, DOM.RF
Anatoliy Bobrakov — Deputy Minister of the Russian Federation for the Development of the Far East and the Arctic
Vitaly Korolev — Deputy Head, Federal Antimonopoly Service of the Russian Federation
Denis Nozdrachev — General Director, InfraVEB
Sergey Nosov — Governor of Magadan Region
Pavel Puzanov — Deputy Chairman of the Government of the Amur Region

Front row participants:
Anna Baginskaya — Managing Director, Head of the PPP Center, Sberbank
Andrey Blokhin — Minister of Economic Development of the Primorsky Krai
Valery Eremin — General Director, System Concessions
Maksim Ignatyev — Director for Government Relations and Regional Programs, Delo
Anna Kokorina — Head of the Department of State Capital Investments of the Ministry of Economy of the Republic of Sakha (Yakutia)
Georgy Fotin — General Director, GDK Baimskaya
Vitaly Shishmarev — Deputy General Director, BTS-MOST