Tòa nhà A, tầng 3, hội trường số 2
Giáo dục và đào tạo là cơ sở để độc lập
Những thách thức mới ở châu Á đòi hỏi cần phải có những hình thức đào tạo chuyên gia mới, được định hướng trên nhiều lĩnh vực: từ lịch sử đến kinh tế, kinh doanh và khởi nghiệp. Trong đó, nhiệm vụ chính là đào tạo các chuyên gia phải đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động và giúp thúc đẩy lợi ích của Nga ở châu Á. Làm thế nào để hiện đại hóa chương trình giáo dục nhằm duy trì những truyền thống tốt đẹp nhất, đồng thời đào tạo nhân lực trong giai đoạn phát triển hiện nay? Các cơ sở giáo dục của Nga đã có những kinh nghiệm gì về giáo dục kinh doanh tại châu Á? Cần có những chương trình mới nào cho các địa phương? Một người phát triển dự án mới với các đối tác châu Á cần những kiến thức gì?
Moderator:
Mihail Krivopal —
Vice-Rector for Additional Education, Far Eastern Federal University
Panellists:
Liudmila Veselova —
Academic supervisor of the master's programs "Business and Politics in Modern Asia" and "International Business in the Asia-Pacific Region"; Associate Professor, Research University Higher School of Economics
Natalya Gusevskaya —
Head of the Department of International Law and International Relations, Transbaikal State University
Aldar Damdinov —
Rector, Buryat State University named after D.Banzarov
Maria Zakharova —
Ambassador Extraordinary and Plenipotentiary; Director, Department of Information and the Press, Ministry of Foreign Affairs of the Russian Federation
Alexander Kugaevsky —
Deputy Rector for Analytical and Scientific Activities, M.K. Ammosov North-Eastern Federal University
Alexey Maslov —
Director, Institute of Asian and African Studies, Lomonosov Moscow State University
Alexander Storozhuk —
Associate Professor, Professor, Head of the Department of Chinese Philology, St. Petersburg State University
Tòa nhà A, tầng 5, hội trường số 4
Viễn Đông của tương lai
Mục tiêu cuộc đời của người dân Viễn Đông bao gồm: hạnh phúc gia đình, duy trì sức khỏe tốt cho đến tuổi già, ổn định tài chính và cải thiện điều kiện sống. Trẻ em sinh ra ở nhà riêng nhiều hơn 30% so với ở căn hộ chung cư, chúng khỏe mạnh hơn trẻ em ở các tòa nhà cao tầng. Hơn 118 nghìn người dân đã nhận được đất ở Viễn Đông theo chương trình “Héc-ta”. Thông thường đây là những con người của gia đình. Những phương án sử dụng đất phổ biến nhất là xây nhà/nhà nghỉ cuối tuần (48%), nơi gia đình quây quần thường xuyên (34%), nơi tránh sự hối hả và nhộn nhịp của cuộc sống hàng ngày (33%), nơi trồng thực phẩm sạch cho bản thân (32%) và duy trì lối sống lành mạnh (29%). Hầu hết ứng viên tiềm năng nhận đất đều muốn sống ở nhà riêng trong tương lai, trong đó có 77% cư dân vùng Viễn Đông và 86% cư dân các vùng khác. Chương trình “Héc-ta” là cơ hội để những người năng động thực hiện ước mơ trên quê hương mình. Trong vòng một tháng với chi phí hành chính tối thiểu, chương trình cung cấp miễn phí các lô đất cho người dân, góp phần xóa bỏ các rào cản hành chính và thúc đẩy sự tham gia tích cực của người dân vào việc phát triển các vùng lãnh thổ. Xây dựng nhà riêng có tiềm năng tăng trưởng lớn. Nhằm giúp những người tham gia chương trình “Héc-ta”, nhiều biện pháp hỗ trợ được cung cấp như khoản vay ưu đãi “Thế chấp Viễn Đông” để mua nhà hoặc xây nhà trên diện tích đất được nhận, giấy phép khai thác gỗ để xây nhà ở v.v. Làm thế nào để tăng khối lượng xây dựng nhà ở tại Viễn Đông? Làm thế nào để giảm thiểu chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng? Xây dựng nhà ở trên diện tích đất được cấp như thế nào? Nên chọn phương pháp khai thác nào: làm kinh tế, xây nhà liền kề, xây dựng chung hay khai thác công nghiệp? Làm thế nào để giải quyết vấn đề không đồng bộ trong phát triển xây dựng nhà riêng? Hiện có những công cụ nào khác để hỗ trợ phát triển xây dựng nhà riêng? Những cơ chế mới nào sẽ tạo động lực cho việc phát triển xây dựng nhà riêng ở Viễn Đông?
Moderator:
Kristina Yakovenko —
Development Director, Khrustalny
Panellists:
Andrey Artamonov —
General Director, DNS Development
Alexander Levintal —
Managing Director for the Far East, DOM.RF
Elvira Nurgalieva —
Deputy Minister of the Russian Federation for the Development of the Far East and the Arctic
Valentina Pivnenko —
Deputy Chairwoman of the Committee on Development of Far East and the Arctic of the State Duma of the Federal Assembly of the Russian Federation
Front row participants:
Victor Devyatov —
Participant of the Far Eastern Hectare Program
Andrey Kondratyev —
Participant of the Far Eastern Hectare Program
Marina Koroleva —
Director of Mortgage Lending and Domclick Services Development Direction, Sberbank
Tòa nhà B, tầng 6, hội trường số 6
Giáo dục và đào tạo là cơ sở để độc lập
Đối với vùng Viễn Đông, việc xây dựng nguồn nhân lực là một trong những điều kiện quan trọng nhất để phát triển bền vững. Các dự án mới đòi hỏi những cách tiếp cận mới, bao gồm cả trong quản lý công. Chương trình Muravyov-Amursky 2030 không chỉ là một cuộc thi tuyển nhân sự mà còn là chương trình đào tạo dự án và giáo dục toàn diện để đào tạo các nhà quản lý trẻ. Mục tiêu chính của họ là phục vụ lợi ích của Viễn Đông và Nga. Trong đợt đầu tiên, những sinh viên tốt nghiệp cùng với gia đình của mình, chuyển đến Viễn Đông từ khắp nơi trên cả nước và được tuyển chọn vào các cơ quan nhà nước cấp liên bang, khu vực và địa phương - tham gia vào việc phát triển nền kinh tế, cơ sở hạ tầng, xây dựng và sản xuất, lĩnh vực xã hội và giáo dục. Đợt tuyển chọn thứ hai có 3000 ứng viên đến từ 81 địa phương trên cả nước tham gia ứng tuyển vào 60 vị trí việc làm và 55 học viên sĩ quan đăng ký tham gia chương trình giáo dục hằng năm. Mục đích của cách tiếp cận dự án là gì? Những quan chức thế hệ mới – họ là ai? Chương trình đào tạo “đặc nhiệm quản lý Viễn Đông” có gì độc đáo? Những đổi mới trong chương trình việc làm và tư vấn?
Moderator:
Andrey Sharonov —
Chief Executive Officer, National ESG-Alliance
Panellists:
Vitaly Galkin —
Director, Primorsky Krai Investment Agency
Kamo Karoyan —
Head of the Far East and Arctic Projects Directorate, VEB. Infrastructure
Boris Korobets —
Rector, Far Eastern Federal University
Aleksandra Lebedeva —
Deputy Chairman of the Government of the Kamchatka Territory
Aisen Nikolaev —
Head of Sakha Republic (Yakutia)
Alexey Chekunkov —
Minister of the Russian Federation for the Development of the Far East and the Arctic
Vera Shcherbina —
First Vice-Governor – Chairman of the Government of the Primorsky Territory
Tòa nhà B, tầng 7, hội trường số 11
Giáo dục và đào tạo là cơ sở để độc lập
Viễn Đông được biết đến với nền văn hóa và di sản lịch sử phong phú, nhưng cũng là nơi diễn ra nhiều thay đổi về kinh tế và xã hội. Phiên tọa đàm này sẽ bàn về câu chuyện của những người đang tích cực nỗ lực vì sự thay đổi xã hội ở Viễn Đông, những người đang trở thành chất xúc tác cho sự thay đổi tích cực, truyền cảm hứng và huy động cộng đồng cùng thay đổi. Động cơ, phương pháp và thành tựu nào của những người này đã khuyến khích những thay đổi thực sự và tích cực trong bối cảnh xã hội vùng Viễn Đông?
Moderator:
Elena Chernenko —
Head of Special Projects Department
and Prganizing Events, Association of Volunteer Centers
Panellists:
Dmitry Averyanov —
Finalist of the International Award #MYVMESTE
Alexey Agafonov —
Deputy Director, Russia – Land of Opportunity
Anna Agulina —
Head of External Relations Direction, Volunteer Search and Rescue Team "LizaAlert"
Margarita Butorina —
Director for Sustainable Development, Russian Media Group
Sofia Vavilova —
Finalist of the International Award #MYVMESTE
Alexander Gruzdev —
Associate Professor of the Department of Local History, Deputy Director of the Oriental Institute, Far Eastern Federal University
Tatyana Terentyeva —
Rector, Vladivostok State University
Olga Schukina —
Finalist of the International Award #MYVMESTEЯ; Director, Khabarovsk Regional Monitoring Center for Assistance to Missing and Injured Children
Tòa nhà D, tầng 6, hội trường số 20
Viễn Đông qua 10 năm. Thành tựu và những việc cần làm.
Nông nghiệp ở Viễn Đông có sức hấp dẫn đầu tư vì hai lý do. Thứ nhất là tiềm năng xuất khẩu khổng lồ: tiếp cận trực tiếp thị trường châu Á - Thái Bình Dương, thị trường đang phát triển năng động nhất thế giới. Thứ hai, nhu cầu về thực phẩm vượt xa nguồn cung. Ví dụ, các loại nông sản “tươi” (trái cây, rau củ, v.v.) hiện vẫn chưa đáp ứng được về số lượng so với nhu cầu trên thị trường Viễn Đông. Sự xa xôi của Viễn Đông khiến việc cung cấp các sản phẩm nhanh hỏng ngay cả từ Siberia cũng trở nên khó khăn. Các cửa hàng bán lẻ ở Viễn Đông được mở ra đang giúp tăng khả năng tiếp cận sản phẩm về mặt vật lý và kinh tế. Các nhà phân tích dự đoán rằng hai nghìn siêu thị dạng “cạnh nhà” sẽ tạo ra một kênh phân phối thực phẩm mới về cơ bản và kết quả là mở ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp địa phương. Các nhà sản xuất địa phương cần những biện pháp khuyến khích nào khác để đảm bảo rằng vùng Liên bang Viễn Đông hoàn toàn tự cung cấp đủ lương thực? Những thị trường ngách nào tiềm năng nhất ở Viễn Đông? Đầu tư vào mảng nào của tổ hợp công nông nghiệp mang lại lợi nhuận? Liệu ngành nông nghiệp có đủ khả năng trở thành động lực mới của kinh tế Viễn Đông?
Moderator:
Konstantin Boucher —
TV and Radio Presenter
Panellists:
Alexey Bezugly —
Acting Head of the Department of Industry and Agriculture of the Government of the Jewish Autonomous Region
Andrei Bronts —
Minister of Agriculture of the Primorsky Territory
Ekaterina Gavrilova —
Head of Government Relations Office, X5 Group Far East
Alexander Efremov —
Giám đốc điều hành, tập đoàn «Dobroflot»
Dmitriy Zhilyakov —
Head of Industry and Technological Expertise Directorate, Russian Agricultural Bank
Stepan Inyutochkin —
General Director, Target Agro
Valery Miroshkin —
Vice President, Ecoculture Group of Companies
Abdurazak Razakov —
Director of Agriculture, Corporation for the Development of the Far East and the Arctic
Alexey Tkachev —
General Director, Ratimir
Oleg Turkov —
Minister of Agriculture of Amursky Territory
Evgeny Shestyuk —
General Director, Myasoopttorg
Tòa nhà A, tầng 3, hội trường số 3
Phát triển công nghệ như một sự đảm bảo chủ quyền
Hiện nay, nền kinh tế Nga đang phải đối mặt với nhiệm vụ đạt được chủ quyền về công nghệ, cũng như đẩy mạnh hợp tác liên khu vực, liên ngành. Một trong những cơ chế hiệu quả nhất để phát triển và tăng cường quan hệ hợp tác là các cụm công nghiệp. Khi sử dụng công cụ này, doanh nghiệp có thể triển khai các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp thay thế nhập khẩu của cụm công nghiệp với chi phí giảm đáng kể, thu hút các biện pháp hỗ trợ của nhà nước ở cả cấp liên bang và địa phương. Ngoài ra, người mua sản phẩm cũng có thể nhận được các biện pháp hỗ trợ - họ có thể được trợ cấp lên tới 50% chi phí mua các lô sản phẩm công nghiệp đầu tiên. Cụm công nghiệp là cơ sở để xác định các dự án đầu tư tiềm năng vì nó giúp nắm được nhu cầu của doanh nghiệp về nguyên vật liệu, linh kiện nhập khẩu. Đồng thời, cơ chế này cho phép áp dụng các biện pháp hỗ trợ hiện có của nhà nước để triển khai dự án đạt hiệu quả cao nhất. Thực hiện chỉ đạo của Tổng thống, Như vậy, trong khuôn khổ thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch nước, từ ngày 1/1/2023, cơ chế ưu đãi mới cho hoạt động của cụm công nghiệp đã bắt đầu có hiệu lực, cùng với đó là nhiều biện pháp hỗ trợ như: cho vay ưu đãi đối với các dự án sản xuất sản phẩm ưu tiên, giảm phí bảo hiểm xuống 7,6%, quyền áp dụng thủ tục giám sát thuế và hải quan vô điều kiện. Cơ chế cụm công nghiệp góp phần hiện thực hóa chủ quyền công nghệ của Nga như thế nào? Các biện pháp hỗ trợ mới có thể giúp bán sản phẩm công nghiệp ra thị trường nước ngoài như thế nào? Những biện pháp hỗ trợ nào của chính phủ liên bang và địa phương nhằm thực hiện các dự án đầu tư thay thế nhập khẩu? Nên chọn con đường nào: thành lập doanh nghiệp mới trong nước để sản xuất sản phẩm thay thế nhập khẩu hay hình thành chuỗi sản xuất mới với những doanh nghiệp có đủ năng lực cần thiết? Làm thế nào để khắc phục tình trạng nhận thức chưa đầy đủ của doanh nghiệp về lợi ích của việc sử dụng cơ chế cụm công nghiệp và tham gia vào quá trình hình thành cụm công nghiệp? Làm thế nào để tăng cường các biện pháp hỗ trợ mới của nhà nước cho các doanh nghiệp tham gia cụm công nghiệp?
Moderator:
Mikhail Labudin —
Director, Association of Clusters, Technology Parks and SEZ of Russia
Panellists:
Konstantin Dolgov —
Deputy Chairman of the Committee on Economic Policy of the Federation Council of the Federal Assembly of the Russian Federation
Kamo Karoyan —
Head of the Far East and Arctic Projects Directorate, VEB. Infrastructure
Andrey Misyura —
General Director, Development Corporation of Middle Ural
Vladimir Morozov —
General Director, MetallStroyEngineering
Valeriy Smirnov —
Head of Investment Department, Far East and Arctic Development Corporation
Tòa nhà B, tầng 6, hội trường số 6
Hợp tác quốc tế trong một thế giới biến động
Chính sách thống trị của tập thể các nước phương Tây mang đến cho phần còn lại của thế giới những kịch bản không mấy hứa hẹn cho tương lai. Trong bối cảnh đối đầu toàn cầu, phương Tây đã chuyển từ thúc đẩy các mô hình gọi là dân chủ sang áp đặt công khai ở các quốc gia và khu vực những hình thức tồn tại phụ thuộc, trên cơ sở không thay thế: từ bỏ chủ quyền, xóa bỏ các giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa, khả năng khai thác tài nguyên và lao động, kiểm soát các phương tiện truyền thông, giáo dục và hệ thống an ninh quốc gia, hoặc sự cô lập về chính trị và kinh tế bằng áp lực trừng phạt có hệ thống. Mong muốn của phương Tây đưa ra các quy tắc của mình cho thế giới được củng cố với quá trình xử lý nhận thức quy mô lớn bằng cách sử dụng công nghệ kỹ thuật số, phương tiện truyền thông xã hội và văn hóa đại chúng. Mục tiêu của cuộc tấn công này trước hết là thế hệ trẻ - những người trong tương lai gần sẽ quyết định các vấn đề chính trị, kinh tế xã hội và văn hóa ở đất nước mình. Tuyên truyền về thái độ thuộc địa mới của phương Tây, bóp méo thông tin, sự kiện và kiến thức lịch sử trên quy mô lớn, chế độ độc tài kỹ thuật số trên các nền tảng Internet của Mỹ - tất cả vẫn chưa phải là toàn bộ các thách thức mà Nga, Trung Quốc, các nước châu Á-Thái Bình Dương, BRICS, SCO, các quốc gia ở phía Nam bán cầu - tất cả những nước không chấp nhận bị áp đặt từ bên ngoài, phải đối mặt ngày nay. Đâu là những đường nét của trật tự thế giới mới đáp ứng được lợi ích của những nước không muốn phục tùng ý muốn của phương Tây và giới tinh hoa toàn cầu? Tiềm năng chưa được khai thác của họ là gì? Điều gì có thể chống lại quán tính của toàn cầu hóa chỉ vì lợi ích của một nhóm quốc gia mà gây thiệt hại cho phần còn lại của thế giới? Có thể cung cấp những gì cho giới trẻ như một con đường phát triển thay thế?
Moderator:
Roman Mironov —
Senior Producer of the International Multimedia Press Center of the Rossiya Segodnya Media Group
Panellists:
Aleksandr Babakov —
Deputy Chairman of the State Duma of the Federal Assembly of the Russian Federation
Andrey Denisov —
First Deputy Chair of the Federation Council Committee on Foreign Affairs; Ambassador Extraordinary and Plenipotentiary
Alexander Dugin —
Philosopher, Doctor of Political Sciences, Doctor of Sociological Sciences, Professor, Public Figure
(online)
Maria Zakharova —
Ambassador Extraordinary and Plenipotentiary; Director, Department of Information and the Press, Ministry of Foreign Affairs of the Russian Federation
Oleg Karpovich —
Vice-Rector for Research, Diplomatic Academy of the Ministry of Foreign Affairs of the Russian Federation; Doctor of Law, Doctor of Political Science, Professor;
Member of the Expert Council under the State Duma of the Federal Assembly of the Russian Federation for Science and Higher Education
Karin Kneissl —
Head, Center G.O.R.K.I. (Geopolitical Observatory on Key Issues in Russia); Minister of Foreign Affairs of the Republic of Austria (2017–2019)
Boris Korobets —
Rector, Far Eastern Federal University
Tòa nhà B, tầng 7, hội trường số 11
Giáo dục và đào tạo là cơ sở để độc lập
Ngày nay, các địa phương của vùng Viễn Đông Nga phải thực hiện các nhiệm vụ phát triển quy mô lớn - trong các lĩnh vực kinh tế, công nghiệp, xã hội và nhân đạo. Vấn đề phát triển khu vực bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu, chủ đề nghị sự về môi trường, ngày càng trở nên cấp bách. Cuộc sống của hàng triệu người ở Viễn Đông, hạnh phúc của họ và tương lai của khu vực nói chung phần lớn phụ thuộc vào giải pháp hiệu quả cho những vấn đề này. Sự tham gia tích cực của cộng đồng khoa học Nga, với sự lãnh đạo về phương pháp luận của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cùng các kiến thức chuyên môn, có thể đóng góp đáng kể vào việc tăng cường tiềm năng của vùng Viễn Đông, giúp các khu vực tìm ra cách để vượt qua những thách thức của thời đại. Những lĩnh vực khoa học nào đáng được ưu tiên quan tâm hiện nay? Làm thế nào để cung cấp cho Viễn Đông một cơ sở khoa học và chuyên gia hùng mạnh? Làm thế nào để tạo cơ sở cho sự phát triển của công nghệ cao?
Moderator:
Mikhail Kuznetsov —
Director, Eastern State Planning Center (FANU Vostokgosplan)
Panellists:
Vladimir Kvardakov —
Chairman of the Board, Russian Centre for Science Information
Gennady Krasnikov —
President, Russian Academy of Sciences
Denis Sekirinsky —
Deputy Minister of Science and Higher Education of the Russian Federation
Alexey Chekunkov —
Minister of the Russian Federation for the Development of the Far East and the Arctic
Front row participants:
Stepan Kalmykov —
Dean of the Chemistry Department, Lomonosov Moscow State University; Vice-President, Russian Academy of Sciences
Yuriy Kulchin —
Chairman, Far Eastern Branch of the Russian Academy of Sciences