11.09.2023
10:00–11:30

Tòa nhà B, tầng 7, hội trường số 11

Viễn Đông qua 10 năm. Thành tựu và những việc cần làm.

Chế biến dầu khí: đầu tàu tăng trưởng kinh tế


Năm 2022, ngành hóa dầu Nga đã phải trải qua rất nhiều khó khăn. Ngay từ mùa xuân, một cuộc khủng hoảng sâu sắc đã được dự đoán, nhưng thật may, ngành vẫn có thể trụ vững và thậm chí thực hiện được nhiều dự án quan trọng. Việc tìm kiếm thị trường bán hàng mới ở châu Á, tối ưu hóa tuyến vận tải đến khu vực này bằng cách tăng công suất của Trung tâm đường sắt phía Đông, tích cực thay thế nhập khẩu, các biện pháp hỗ trợ của chính phủ - tất cả góp phần cải tổ mô hình kinh doanh xuất khẩu truyền thống giúp sản lượng sản xuất các sản phẩm hóa dầu chỉ giảm 3,2% trong bối cảnh xuất khẩu giảm 25%. Dự đoán trong 15 năm tới, ngành hóa dầu sẽ tăng trưởng với tốc độ hơn 4%/năm và mặc dù cơ cấu tiêu thụ dầu sẽ thay đổi nhưng ngành sẽ tiếp tục tập trung vào thị trường trong nước. Hiện nay, một trong những nhiệm vụ chính cần có sự tham gia của nhà nước là hỗ trợ tài chính và đẩy nhanh việc thực hiện các thủ tục cấp phép. Các dự án đã tồn tại được bằng cách nào trong năm đầu tiên hứng chịu các lệnh trừng phạt? Cần làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hóa dầu Nga? Cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay đã ảnh hưởng như thế nào đến thị trường LNG toàn cầu và dự báo về sự phát triển của thị trường LNG trong thập kỷ tới là gì? Thực trạng thay thế công nghệ hiện nay? Những ưu đãi nào có thể được dành cho cho các quốc gia thân thiện?


Moderator:
Daria Kozlova — Head of Analytical, Russian Energy Agency of the Russian Federation

Panellists:
Darya Borisova — Member of the Board – Managing Director for Development and Innovations, SIBUR
Vitaly Korolev — Deputy Head, Federal Antimonopoly Service of the Russian Federation
Vitaly Markelov — Phó Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐGĐ, Gazprombank (Công ty cổ phần)
Andrey Nikipelov — Deputy General Director for Mechanical Engineering and Industrial Solutions, State Atomic Energy Corporation Rosatom
Denis Nozdrachev — General Director, InfraVEB
Evgeny Petrov — Head, Federal Agency for Subsoil Use
Mikhail Sutyaginskiy — Chairman of the Board of Directors, Titan Group of Companies

Front row participants:
Alexander Zakharov — General Director, United Oil and Gas Company
Stanislav Neverov — General Director, East Arctic Oil and Gas Corporation
Pavel Puzanov — Deputy Chairman of the Government of the Amur Region

11.09.2023
12:30–14:00

Tòa nhà A, tầng 3, hội trường số 2

Viễn Đông qua 10 năm. Thành tựu và những việc cần làm.

Viễn Đông: con đường tái chế và nền kinh tế tuần hoàn


Theo Ngân hàng Thế giới, mỗi năm nhân loại thải ra hơn 2 tỷ tấn chất thải rắn đô thị (MSW). Đến năm 2050, con số này có nguy cơ tăng gấp 1,5 lần - lên 3,4 tỷ tấn, trong đó người dân Nga đóng góp khoảng 50-60 triệu tấn mỗi năm. Ở Nga, trong 10 năm qua, khối lượng chất thải phát sinh đã tăng hơn gấp đôi và mức tăng chất thải tính theo diện tích lên tới 0,4 triệu ha mỗi năm. Các mối đe dọa trong nước đối với an ninh môi trường đặt ra sự cần thiết phải phát triển mô hình sản xuất và tiêu dùng mới - nền kinh tế tuần hoàn, bao gồm cả việc chuyển đổi hệ thống quản lý chất thải hiện nay, trở thành ưu tiên cho sự phát triển bền vững của đất nước. Những gì đã được thực hiện và những gì còn phải làm để tạo ra một hệ thống quản lý MSW hiệu quả và hình thành nền kinh tế tuần hoàn ở Viễn Đông? Chính phủ có những giải pháp gì để phòng ngừa rủi ro cho nhà đầu tư? Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất trong tái chế chất thải là gì? Kinh tế và sinh thái: làm thế nào để tạo ra cơ sở hạ tầng an toàn để bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên ở Viễn Đông? Hợp tác quốc tế: kinh nghiệm chế biến rác thải và lợi thế trong thực tiễn của Trung Quốc và Ấn Độ? Đặc điểm số hóa quản lý MSW ở Viễn Đông và đóng góp của nó trong việc tăng cường chủ quyền công nghệ của Nga? Tiềm năng và sự cần thiết ứng dụng các giải pháp CNTT vào thực tiễn của khu vực thông qua ví dụ về hệ thống AIS "APRO"?


Moderator:
Kirill Tokarev — Editor-in-Chief, Anchor, RBC

Panellists:
Igor Bailen — Ambassador Extraordinary and Plenipotentiary of the Republic of the Philippines to the Russian Federation
Denis Butsayev — General Director, Russian Environmental Operator Public Law Company
Vitaly Korolev — Deputy Head, Federal Antimonopoly Service of the Russian Federation
Sergey Kotlyarenko — Chairman of the Board of Directors, Citymatic
Valery Limarenko — Governor of Sakhalin Region
Mikhail Chachin — Vice President, Sberbank

Front row participant:
Artem Sedov — General Director, The Big Three (Bolshaya Troyka)

11.09.2023
12:30–14:00

Tòa nhà A, tầng 5, hội trường số 4

Viễn Đông qua 10 năm. Thành tựu và những việc cần làm.

Từ nguyên liệu đến thành phẩm: phát triển chuỗi chế biến sâu nguyên liệu thô

Được hỗ trợ bởi Công ty TNHH SIBUR

Nhiều chương trình quốc gia nhằm phát triển các ngành kinh tế đang được triển khai ở Nga, bao gồm các dự án quy mô lớn trong lĩnh vực nhà ở và dịch vụ công cộng, xây dựng, ô tô và y tế, giúp tăng đáng kể vai trò chủ quyền công nghệ của đất nước trong lĩnh vực chế biến sản phẩm polyme. Hiện tại, tốc độ phát triển của ngành chế biến polyme trong nước đang chậm hơn so với tốc độ nhập khẩu thành phẩm. Nếu như không tính các dự án tiềm năng, tỷ lệ chưa đạt công suất chế biến là 24%. Điều này đảm bảo tiềm năng sản xuất bổ sung các sản phẩm có giá trị gia tăng cao ở mức 690 nghìn tấn mỗi năm. Kinh nghiệm của Nga cho thấy, mô hình thị trường, trong đó cầu phụ thuộc vào cung, không thể phát triển chủ quyền công nghệ, và thậm chí còn không thể đem lại sự dẫn đầu về công nghệ của ngành và đất nước nói chung. Động lực tăng trưởng hiện nay là phát triển sản xuất, thay thế nhập khẩu polyme và thành phẩm, nhưng xu hướng này bị hạn chế về mặt thời gian. Một trong những điều kiện then chốt để phát triển nhất quán các chuỗi sản xuất hoàn chỉnh từ nguyên liệu thô cơ bản đến thành phẩm vẫn là kết hợp hiệu quả các biện pháp khuyến khích ở cấp chính quyền liên bang và địa phương, trong đó tập trung vào việc xây dựng các cụm chế biến. Ngoài ra, một điểm tăng trưởng nữa là đẩy mạnh sử dụng các giải pháp từ polyme tái chế với tiềm năng sản xuất thành phảm trong các ngành liên quan ở mức hơn 1,5 triệu tấn mỗi năm. Làm thế nào để tránh thay thế nhập khẩu đơn thuần để phát triển chủ quyền công nghệ trong sản xuất các sản phẩm polyme? Làm thế nào để khai thác tiềm năng phát triển của ngành chế biến polyme ở Nga? Nhà nước có thể đóng vai trò gì trong việc xây dựng các cụm chế biến? Làm thế nào để thúc đẩy hiệu quả hoạt động tái chế và tiêu thụ polyme tái chế?


Moderator:
Yakov Sergienko — General Director, Yakov & Partners

Panellists:
Darya Borisova — Member of the Board – Managing Director for Development and Innovations, SIBUR
Lev Gorilovskiy — President, Polyplastic Group
Denis Deryushkin — Chief Executive Officer, National Hydrogen Union
Arthur Zhuravlev — Director of Development, EcoLab Technology
Pavel Sorokin — First Deputy Minister of Energy of the Russian Federation

11.09.2023
12:30–14:00

Tòa nhà B, tầng 7, hội trường số 12

Viễn Đông qua 10 năm. Thành tựu và những việc cần làm.

Năng lượng để tăng trưởng

Moderator:
Alexandra Suvorova — Anchor, Russia 24 TV Channel

Panellists:
Pavel Barilo — Executive Director, Siberian Generation Company
Chen Guoping — Executive Vice President, State Grid Corporation of China
Kirill Komarov — First Deputy General Director, Director of the Development and International Business Unit, State Atomic Energy Corporation ROSATOM
Vitaly Markelov — Phó Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐGĐ, Gazprombank (Công ty cổ phần)
Fedor Opadchy — Chairman of the Board, System Operator of the United Power System
Andrey Ryumin — General Director, Chairman of the Management Board, Rosseti
Mikhail Khardikov — Operations Director, En+ Group
Nikolay Shulginov — Minister of Energy of the Russian Federation

11.09.2023
12:30–14:00

Tòa nhà D, tầng 6, hội trường số 20

Viễn Đông qua 10 năm. Thành tựu và những việc cần làm.

Ngành công nghiệp ô tô Nga: đi tìm bản sắc mới


Năm 2023, thị trường ô tô Nga đã trải qua nhiều thay đổi. Những thay đổi này, trước hết là do sự bành trướng của các thương hiệu Trung Quốc, sự ra mắt của các thương hiệu mới của Nga dựa trên nền tảng Trung Quốc và sự phát triển năng lực của chính bản thân doanh nghiệp. Tuy nhiên, các mục tiêu chiến lược trong phát triển ngành sẽ đòi hỏi câu trả lời cho nhiều câu hỏi mới. Hợp tác giữa các nhà sản xuất ô tô Nga và các công ty khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nên được xây dựng dưới những hình thức nào và trên cơ sở những yêu cầu gì? Những công nghệ và cơ sở nào sẽ trở thành ưu tiên phát triển, thay thế nhập khẩu và nội địa hóa trong thập kỷ tới? Nên tập trung vào loại phương tiện vận tải nào? Có kịch bản hiệu quả nào để xây dựng các nền tảng của Nga không, và chính sách phát triển mạng lưới ở các khu vực khác nhau của Nga, bao gồm cả vùng Viễn Đông là gì?


Moderator:
Andrey Tomyshev — Partner, Advanced Manufacturing and Mobility Leader in Consulting, Technologies and Transactions, B1 Group

Panellists:
Sergey Gromak — Vice President for External Affairs and Shareholder Relations, AVTOVAZ
Zoya Kaika — Deputy Director General, SOLLERS (online)
Maxim Kalinkin — General Director, Gazprombank Leasing
Anatoly Kiyashko — Director for Interaction with Government Authorities and Corporate Partners, KAMA Automobile Company
Denis Nozdrachev — General Director, InfraVEB
Alexey Podshchekoldin — President, Russian Automobile Dealers Association (ROAD) (online)

11.09.2023
12:30–14:00

Tòa nhà B, tầng 6, hội trường số 7

Viễn Đông qua 10 năm. Thành tựu và những việc cần làm.

Mục tiêu môi trường của doanh nghiệp: giới hạn cơ hội

Với sự hỗ trợ của Công ty TNHH Udokan Copper

Cùng với những cơ hội mới xuất hiện khi chuyển hướng sang phía Đông, các doanh nghiệp Nga cũng phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến sự phân chia toàn cầu và sự rút lui của doanh nghiệp phương Tây khỏi Nga. Trong điều kiện ngày nay, việc duy trì các bước đi và nỗ lực thúc đẩy chương trình nghị sự về khí hậu ở Nga ngày càng khó khăn. Công cuộc phi cacbon hóa có thể được tiếp tục với các đối tác và dự án mới ở phía Đông và các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Hợp tác với Trung Quốc đang trở nên ngày càng triển vọng. Những thách thức và cơ hội liên quan đến quy định về carbon đối với các công ty khi chuyển hướng sang phía Đông? Chiến lược của các công ty sẽ thay đổi như thế nào để thích ứng với những thay đổi hiện nay?


Moderator:
Andrey Sharonov — Chief Executive Officer, National ESG-Alliance

Panellists:
Irina Bakhtina — Director of Sustainable Development, RUSAL
Tatiana Zavyalova — Senior Vice President for ESG, Sberbank (online)
Igor Makarov — Head of the Laboratory for the Economics of Climate Change, National Research University Higher School of Economics (online)
Vadim Moskvichev — Director, Vanino Forestry Center
Elena Myakotnikova — Director of Climate Initiatives and Carbon Management, SIBUR
Ekaterina Salugina-Sorokovaya — First Vice President, Gazprombank
Ilya Torosov — First Deputy Minister of Economic Development of the Russian Federation
Yuliya Shabala — Deputy General Director for Sustainable Development and Corporate Affairs, Udokan Copper
Alexander Shokhin — President, Russian Union of Industrialists and Entrepreneurs

Front row participant:
Alexey Zhikharev — Director, Russia Renewable Energy Development Association; Director, ENSOLVE

11.09.2023
12:30–14:00

Tòa nhà D, tầng 6, hội trường số 19

Viễn Đông qua 10 năm. Thành tựu và những việc cần làm.

Vai trò của các thực thể lãnh thổ hành chính khép kín (ZATO) đối với sự phát triển bền vững lâu dài của đất nước. Đặc điểm phát triển của các lãnh thổ khép kín


Các thực thể lãnh thổ hành chính khép kín (ZATO) là tiền đồn của Nga theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Đây là sự phát triển, an ninh quốc phòng và độc lập về công nghệ của đất nước. Với đặc thù của mình, trong lịch sử ZATO là nơi tập trung của trí tuệ, nguồn nhân lực với năng lực đặc biệt. Do đó, một trong những nhiệm vụ ưu tiên trong quá trình phát triển và hoạt động của ZATO luôn luôn là cung cấp cho người dân mức hỗ trợ và cơ sở hạ tầng xã hội phù hợp. Tăng cường đảm bảo cơ sở hạ tầng và xã hội cho ZATO không phải là mục đích cuối cùng, mà là một cách để bảo tồn và phát triển nguồn nhân lực và công nghệ cao được tích lũy trong lịch sử ở những thành phố độc đáo này. Có những thành phố hàng không vũ trụ. Có những thành phố khoa học. Ngoài ra còn có các trung tâm công nghệ cao, quân sự và dân sự khác. Ở đó, người ta tập trung vào vấn đề chính: nguồn lực con người. Những thành phố này cũng là nơi đất nước đặt hi vọng giành lại vị trí dẫn đầu về khoa học và công nghệ toàn cầu. Cần đặc biệt chú ý đến các khu định cư ở Viễn Đông và vùng Bắc Cực. Cần phải nhớ rằng quy mô dân số trong trường hợp này không phải là vấn đề chính: ngay cả những khu định cư nhỏ cũng có thể có tầm quan trọng chiến lược đối với đất nước. Làm thế nào để xây dựng chiến lược phát triển cho ZATO và tạo điều kiện thích hợp cho sự phát triển bền vững lâu dài của ZATO với tư cách là những lãnh thổ vì lợi ích quốc gia nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, sự dẫn đầu về công nghệ và chủ quyền của Liên bang Nga?


Moderator:
Sergey Rybakov — Chief of Staff to the Chairman, All-Russian Society for Nature Conservation (VOOP)

Panellists:
Alexey Golubev — Advisor to the General Director, Rusatom Infrastructure Solutions, Rosatom State Corporation
Sergey Ermolenko — Chairman of the Board, ZATO Development Assistance Association (online)
Vladislav Kuznetsov — Acting Governor of the Chukotka Autonomous Region (online)
Olesya Nosova — Editor-in-Chief, General Director, Publishing House Komsomolskaya Pravda
Alexander Sergeev — Scientific Supervisor, National Center for Physics and Mathematics (NCFM)
Vyacheslav Fetisov — Deputy of the State Duma of the Federal Assembly of the Russian Federation; Goodwill Ambassador, The United Nations Environment Programme (UNEP); Chairman, All-Russian Society of Nature Conservation (online)

11.09.2023
12:30–14:00

Tòa nhà A, tầng 3, hội trường số 3

Viễn Đông qua 10 năm. Thành tựu và những việc cần làm.

Du lịch nội địa: thách thức và cơ hội trong thực tế mới


Trong những năm trước đại dịch, Nga vốn là một trong những quốc gia được ghé thăm nhiều nhất trên thế giới, đón hơn 24 triệu khách du lịch nước ngoài hàng năm, mang lại doanh thu hàng năm 11 tỷ USD cho nền kinh tế. Vùng Viễn Đông đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế du lịch nội địa, chiếm tới 8% lượng khách nước ngoài, có động lực tăng trưởng du lịch tốt, trước hết đến từ các quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Điều này có được, trước hết nhờ thuận tiện trong giao thông, yêu cầu thị thực được đơn giản hóa cũng như sự hiện diện của các nguồn tài nguyên thiên nhiên và giải trí độc đáo. Sau khi mất tới 80% lượng khách trong thời kỳ đại dịch, du lịch Viễn Đông đang dần trở lại mức trước Covid, đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng là tăng gấp đôi lượng khách du lịch lên 7–8 triệu khách vào năm 2030. Viễn Đông chú trọng thu hút khách du lịch nước ngoài, triển khai nâng cao chất lượng dịch vụ cần thiết, xây dựng các khu nghỉ dưỡng đa năng quanh năm, phát triển nhiều loại hình du lịch - từ bãi biển và thể thao đến dân tộc học và ẩm thực, cũng như môi trường và sự kiện. Ngày nay, phát triển du lịch nội địa là một trong những định hướng chiến lược trong chính sách của nhà nước và là một trong những điều kiện cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững của nền kinh tế các khu vực của Nga. Cần làm gì để phát huy hết tiềm năng du lịch của Nga, bao gồm cả vùng Viễn Đông? Cơ hội mới nào để phát triển du lịch nội địa ở Nga trong điều kiện hiện nay? Cần có những biện pháp hỗ trợ, ưu đãi gì để tăng lượng khách du lịch đến Nga? Những khía cạnh nào của phát triển ngành, các hình thức và loại hình du lịch cần tập trung trong trung và dài hạn? Làm thế nào để phát huy tối đa tiềm năng kinh tế và đầu tư?


Moderator:
Aleksandr Sirchenko — Deputy General Director, Fun&Sun

Panellists:
Dmitriy Bakanov — Deputy Minister of Transport of the Russian Federation
Sun Guizhen — Secretary-General of the China Association of Travel Services (online)
Lu Yingchuan — Deputy Minister of Culture and Tourism of the People’s Republic of China (video message)
Arseny Krepsky — Head of the Primorsky Krai Tourism Agency
Thet Thet Khine — Union Minister of Hotels and Tourism of the Government of Republic of the Union of Myanmar
Michael Lopez Rama — Mayor of the City of Cebu, Republic of the Philippines
Maksim Reshetnikov — Minister of Economic Development of the Russian Federation
Ilya Umansky — President, Russian Union of Travel Industry; General Director, National tour operator “Alean”

Front row participants:
Александр Бардалеев — Deputy Chairman of the Government of the Trans-Baikal Territory - Minister of Economic Development of the Trans-Baikal Territory
Aleksey Vasilchenko — General Director, Eastern Gates of the Country
Aleksey Geleta — Head of Digital Compliance Group, Analytical Center for the Government of the Russian Federation
Oxana Leonenko — General Manager of The Carlton Moscow
Tatyana Polovaikina — First Deputy Chairman of the Government of the Amur Region
Vladimir Rusanov — Minister of Tourism of Kamchatka Territory
Charlie Than — Union Minister of the Republic of Myanmar
Daw Than Than Swe — Governor, Central Bank of Myanmar
Timur Handy — Minister of Entrepreneurship, Trade and Tourism of the Republic of Sakha (Yakutia)

11.09.2023
15:00–16:30

Tòa nhà B, tầng 7, hội trường số 12

Viễn Đông qua 10 năm. Thành tựu và những việc cần làm.

Sự phát triển của các cơ chế ưu tiên tại nga


Vào đầu năm 2015, các cơ chế ưu đãi ở Viễn Đông bắt đầu được triển khai – các đặc khu phát triển ưu tiên (TOR) và Cảng tự do Vladivostok (FPV). Ngày nay, các cơ chế ưu đãi được bổ sung thêm Vùng Bắc Cực của Liên bang Nga (AZRF), Đặc khu hành chính trên đảo Russky (SAR), Quần đảo Kuril của Liên bang Nga (KORF). Trong điều kiện kinh tế và chính sách đối ngoại đang thay đổi năng động, các cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp đang được hoàn thiện, các công cụ mới đang được phát triển và các điều kiện cho các ưu đãi hiện có ngày càng cải thiện. Việc phát triển các cơ chế này cần được thực hiện theo hướng tăng cường lấy khách hàng làm trung tâm, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Các biện pháp được thực hiện sẽ thúc đẩy sự phát triển cạnh tranh nội bộ của các nhà đầu tư. Những kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất để hỗ trợ các nhà đầu tư, cả ở nước ngoài là gì? Làm thế nào để đảm bảo điều kiện kinh doanh tốt nhất tại Vùng Liên bang Viễn Đông? Những hướng hỗ trợ nào trong điều kiện ngày nay là hiệu quả và cần thiết nhất với các nhà đầu tư? Cần có những thay đổi gì đối với cơ chế ưu đãi hiện nay ở Viễn Đông?


Moderator:
Nikolay Zapryagaev — General Director, Corporation for the Development of the Far East and the Arctic

Panellists:
Dmitry Vakhrukov — Deputy Minister Economic Development of the Russian Federation
Denis Gros — Coordinator for the Far Eastern Federal District, All-Russian public organization "Business Russia"; Managing Partner, DA! Development
Anastasia Permyakova — Deputy Head, Analytical Center under the Government of the Russian Federation; Member, Expert Council under the Government of the Russian Federation
Maria Perova — Director of the Department for Development of Priority Territories of the Far East and Arctic, Ministry of the Russian Federation for the Development of the Far East and Arctic
Ivan Smirnov — Deputy Director General for Economics and Finance, Inter RAO - Management of Electric Power Plants
Natalya Trunova — Auditor, Accounts Chamber of the Russian Federation
Xue Hailong — Executive President, Xuan Yuan Industrial Development
Mikhail Khardikov — Operations Director, En+ Group
Nicolay Kharitonov — Chairman of the Committee on the Development of the Far East and the Arctic, State Duma of the Federal Assembly of the Russian Federation
Valery Tsivilev — General Director, Coal Mining Company “Kolmar”
Mikhail Yurchuk — Deputy CEO for Government Relations, Atlas Mining

11.09.2023
15:00–16:30

Tòa nhà D, Tầng 5, hội trường số 16

Viễn Đông qua 10 năm. Thành tựu và những việc cần làm.

Bảo vệ trái đất. Vai trò của Viễn Đông


Sự phát triển của vùng Viễn Đông có tầm quan trọng chiến lược. Nơi đây có tiềm năng lớn để tăng trưởng kinh tế và thu hút đầu tư. Viễn Đông có thể trở thành nơi thí điểm thu hút đầu tư “xanh”, thân thiện với môi trường. Hai phần ba diện tích nước Nga được bao phủ bởi lớp băng vĩnh cửu. Việc thực hiện các dự án trong điều kiện như vậy đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt khi đối mặt với biến đổi khí hậu. Viễn Đông thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu như thế nào? Làm thế nào để đánh giá thực trạng và thích ứng kịp thời với những hậu quả nặng nề? Đoàn kết nỗ lực của doanh nghiệp và nhà nước bằng cách nào? Các giải pháp được đưa ra liệu đã đủ? Trước điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu, năm 2021 Nga, Trung Quốc và Ấn Độ đã tuyên bố sẵn sàng đạt được mục tiêu "trung hòa carbon" - cân bằng giữa phát thải khí nhà kính và sự hấp thụ của chúng bởi các hệ sinh thái trên cạn vào năm 2060–2070. Các quốc gia và giới doanh nghiệp có biện pháp gì để giải quyết vấn đề này? Viễn Đông đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Dự án liên bang "Tổng vệ sinh" đang được triển khai tích cực trong khu vực, bao gồm giải quyết vấn đề trục vớt tàu chìm, giúp không chỉ mở rộng không gian ven biển mà còn cải thiện cảnh quan vốn đẹp như tranh vẽ của các cảng của Viễn Đông. Những gì đã được thực hiện? Các kế hoạch tiếp theo là gì?


Moderator:
Sergey Brilev — BTV truyền hình, Phó Giám đốc kênh Russia; Chủ tịch Viện Bering-Bellingshausen nghiên cứu Châu Mỹ.

Panellists:
Vyacheslav Alenkov — Deputy Chairman of the Government of the Sakhalin Region
Sergey Anoprienko — Deputy Minister of Natural Resources and Environment of the Russian Federation
Roman Berdnikov — First Deputy General Director, Member of the Management Board, RusHydro
Andrey Grachev — Vice President for Federal and Regional Programs, Norilsk Nickel
Kirill Komarov — First Deputy General Director, Director of the Development and International Business Unit, State Atomic Energy Corporation ROSATOM
Vladimir Solodov — Phó đại diện toàn quyền của Tổng thống tại vùng Viễn Đông

Front row participants:
Bogdan Bulychev — Traveler, Blogger, Producer
Kirill Bychkov — First Deputy Chairman of the Government of the Republic of Sakha (Yakutia)
Andrey Nagibin

11.09.2023
15:00–16:30

Tòa nhà B, tầng 6, hội trường số 7

Viễn Đông qua 10 năm. Thành tựu và những việc cần làm.

Dự báo thế nào để giảm thiểu tối đa thiệt hại


Thống kê những năm gần đây cho thấy các địa phương thuộc Viễn Đông và Siberia chịu ảnh hưởng bởi hỏa hoạn và lũ lụt tự nhiên một cách có hệ thống, dẫn đến thiệt hại về người, về kinh tế cũng như về môi trường. Cháy rừng, cơ sở hạ tầng bị phá hủy do thay đổi khả năng chịu lực của đất và lượng mưa lớn hàng năm dẫn đến những thảm kịch và thiệt hại về kinh tế. Ví dụ như, chỉ riêng tình trạng khẩn cấp trong tháng Tám – tháng Chín năm nay tại vùng Primorsky, đến nay đã gây ra thiệt hại hơn 7,3 tỷ RUB cho nền kinh tế khu vực. Điều gì đã gây ra thiệt hại này và liệu nó có thể ngăn chặn được không? Nên sử dụng những vật liệu và công nghệ nào để xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, nhà ở, công trình công cộng và cơ sở hạ tầng khác để bảo vệ người dân và vùng lãnh thổ, cũng như giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra từ các tình huống khẩn cấp? Việc dự báo các trường hợp khẩn cấp do thiên nhiên và do con người gây ra được thực hiện như thế nào?


Moderator:
Aleksandr Bekker — Scientific Director of the Institute, Far Eastern Federal University; Doctor of Technical Sciences, Professor

Panellists:
Alexander Bondar — Director of the Department of Educational and Scientific and Technical Activities, Ministry of the Russian Federation for Civil Defense, Emergency Situations and Elimination of Consequences of Natural Disasters
Evgeny Grabchak — Deputy Minister of Energy of the Russian Federation
Vadim Nikanorov — Deputy Head, Federal Water Resources Agency
Irina Oltyan — Giám đốc, Viện nghiên cứu toàn Nga về các vấn đề quốc phòng nhân dân và các tình trạng khẩn cấp, Bộ các tình trạng khẩn cấp LB Nga
Alexander Osipov — Governor of Trans-Baikal Territory
Elena Parkhomenko — Deputy Chairman of the Government of the Primorsky Territory

Front row participant:
Andrey Makarov — Head of Directorate, Amur Basin Water Directorate of the Federal Water Resources Agency

11.09.2023
17:00–17:20

Viễn Đông qua 10 năm. Thành tựu và những việc cần làm.

Tiếp xúc đầu tư: kết quả trong ngày


Viễn Đông có tiềm năng đầu tư lớn. Trong thời gian một ngày, những người khởi xướng các dự án đầu tư tại các thành phố Viễn Đông sẽ trình bày dự án của mình với các nhà đầu tư, chuyên gia và bên cho vay tiềm năng. Tại phiên họp, các chuyên gia sẽ thảo luận về kết quả làm việc trong ngày và đánh giá tiềm năng tăng trưởng kinh tế của các khu vực Viễn Đông. Những lĩnh vực ưu tiên nào cần phát triển ở Viễn Đông hiện nay? Làm thế nào các dự án đầu tư có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân?


Moderator:
Mikhail Khomich — Managing Director for International Development, VEB.RF; Special Projects Director, Agency for Strategic Initiatives to Promote New Projects (ASI)

Panellists:
Maksim Oreshkin — Aide to the President of the Russian Federation
Igor Shuvalov — Chairman, VEB.RF

11.09.2023
17:15–18:45

Tòa nhà B, tầng 6, hội trường số 6

Viễn Đông qua 10 năm. Thành tựu và những việc cần làm.

Khám phá Viễn Đông: những con đường của hổ và báo


Các địa phương Viễn Đông ngày càng thu hút nhiều khách du lịch hơn mỗi năm, một phần là nhờ nơi đây có sáu Di sản Thế giới được UNESCO công nhận, khoảng 60% diện tích của tất cả các khu bảo tồn trong nước, cũng như bờ biển dài nhất nước Nga. Cụ thể, lượng khách du lịch đến Viễn Đông vào năm 2021 đã tăng hơn 10% so với mức trước đại dịch; và trong nửa đầu năm 2023, lượng du khách tới Viễn Đông tăng trưởng gấp 4 lần bình quân cả nước. Tuy nhiên, nhìn chung, tỷ lệ các chuyến đi đến những địa phương Viễn Đông so với cả nước nhìn chung vẫn chưa cao, chỉ xấp xỉ 5%. Ngày nay, du lịch quốc tế đang bắt đầu phục hồi tích cực, so với mức 15% lưu lượng khách du lịch Viễn Đông trước đại dịch. Các tuyến du lịch xuyên biên giới, triển khai thị thực điện tử thống nhất, chế độ miễn thị thực cho khách du lịch có tổ chức từ Trung Quốc, mở cửa giao thông đường không và biên giới hàng hải sẽ giúp tăng lưu lượng khách du lịch nước ngoài và tạo ra các dự án đầu tư mới. Đến năm 2030, tổng lưu lượng khách du lịch tại Đặc khu Liên bang Viễn Đông có thể tăng gấp đôi, điều này đòi hỏi số lượng phòng phải tăng ít nhất 1,5 lần. Tại Viễn Đông đã áp dụng những điều kiện đặc biệt để thu hút nhà đầu tư mới và mở rộng quy mô kinh doanh: cứ 10 dự án được nhà nước hỗ trợ thì có 1 dự án du lịch, và trong khuôn khổ chương trình du lịch Viễn Đông dự kiến sẽ còn 12 dự án đầu tư khác. Tuy nhiên, chi phí để xây dựng một khách sạn ở Viễn Đông và miền Trung nước Nga hoàn toàn khác nhau. Ngoài ra, các hệ sinh thái mong manh ở Viễn Đông dễ bị tổn thương nhất trước áp lực du lịch do con người tạo ra. Làm thế nào để khai thác tiềm năng của du lịch sinh thái như một công cụ đầu tư và bảo tồn các khu bảo tồn thiên nhiên trước sự gia tăng áp lực từ con người? Làm thế nào cơ sở hạ tầng khách sạn Viễn Đông có thể đối phó với sự tăng trưởng hàng năm về số lượng khách? Làm thế nào để giữ chân nhân viên và tăng khả năng sinh lời của các cơ sở lưu trú ở Viễn Đông trong điều kiện khí hậu phức tạp? Những mục tiêu nào cần đạt được vào năm 2030 trong phát triển du lịch và khách sạn ở Nga và Viễn Đông?


Moderator:
Bogdan Bulychev — Traveler, Blogger, Producer

Panellists:
Sergey Aramilev — General Director, Amur Tiger Centre Autonomous Non-Profit Organization
Dmitry Vakhrukov — Deputy Minister Economic Development of the Russian Federation
Maria Zakharova — Ambassador Extraordinary and Plenipotentiary; Director, Department of Information and the Press, Ministry of Foreign Affairs of the Russian Federation
Alexey Karakhan — Traveler
Sergey Krasnoperov — Executive Director, Corporation Tourism.RF
Elena Krylova — Founder, Interior Design Studio Elena Krylova
Anton Perin — Senior Banker, VEB.RF
Igor Sivets — Deputy General Director for Business Development, Tutu.ru
Ruslan Terekbayev — President, Legend Hotels Group

Front row participants:
Александр Бардалеев — Deputy Chairman of the Government of the Trans-Baikal Territory - Minister of Economic Development of the Trans-Baikal Territory
Konstantin Styrin — Deputy Chairman of the Management Board, Russian Agricultural Bank

11.09.2023
17:15–18:45

Tòa nhà B, tầng 7, hội trường số 12

Viễn Đông qua 10 năm. Thành tựu và những việc cần làm.

Đại dương - sự phát triển của đánh bắt và tiêu dùng


Ngành công nghiệp thủy sản Viễn Đông đang trong quá trình nâng cấp năng lực khai thác và chế biến. Động lực chính cho việc đổi mới là cơ chế cấp hạn ngạch để đổi lấy đầu tư. Nhờ động lực từ nguồn tài nguyên phong phú tại vùng biển Viễn Đông, 14 nhà máy chế biến cá công nghệ cao, 5 tàu cá và 5 tàu đánh bắt cua đã được xây dựng. Các quy tắc của giai đoạn thứ hai trong cơ chế hạn ngạch đầu tư đang được hoàn thiện: nó sẽ như thế nào, những tồn tại liệu có được khắc phục. Cần phải tính đến khó khăn ngày càng tăng đối với người khai thác - cả về tài chính và các quy định, cần có sự cân bằng. Người ngư dân nghĩ gì? Đã đến lúc tăng cường sản xuất trong nước thay thế nhập khẩu, xây dựng các ngành sản xuất nội địa độc lập, thiết lập quan hệ đối tác nước ngoài đáng tin cậy, không chịu tác động bởi bên thứ ba. Trục chính của ngành công nghiệp thủy sản Viễn Đông là thị trường nội địa, các cơ chế cũ không còn phù hợp, sự phụ thuộc vào định giá tài nguyên sinh vật thủy sản trên các kệ hàng thương mại trong nước là không thể chấp nhận được. Nuôi trồng thủy sản là động lực tăng trưởng mạnh mẽ nhất, cần phải tiến hành cải cách.


Moderator:
Alexander Panin — Chairman, 'Fish Union' Non-Profit Organization

Panellists:
Roman Vityazev — Chairman, Far Eastern Union of Mariculture Enterprises; Chairman, Hyperion
Andrey Grechkin — General Director, Dalreftrans
Khasan Likhov — Deputy Head, Federal Agency for Fisheries (Rosrybolovstvo)
Georgy Martynov — President, Association of Fishery Enterprises of Primorye Territory
Sergey Mironov — Chairman, Federation of Restaurateurs and Hoteliers of Russia (FRiO)
Olga Morozova — Director for Commerce and Development, Lenta
Olga Naumova — General Director, Russian Fishery Company
Olesya Popova — Business Development Director, Founder, Food Team
Oleg Ryabov — Director of "Fish" Department, Globus
Vladimir Solodov — Phó đại diện toàn quyền của Tổng thống tại vùng Viễn Đông
Sergey Tarusov — Chairman, Lenin Collective Farm Fishery
Ilya Chernov — Director of the Investment Development Department, Ministry of the Russian Federation for the Development of the Far East and the Arctic

11.09.2023
17:15–18:45

Tòa nhà D, tầng 6, hội trường số 17

Viễn Đông qua 10 năm. Thành tựu và những việc cần làm.

Trở về nhà: tác động của Đặc khu hành chính (SAR) đối với doanh nghiệp và xã hội


Tình hình kinh tế và chính sách đối ngoại trên thế giới đã khiến các công ty nước ngoài có vốn Nga ngày càng quan tâm đến các Đặc khu hành chính (SAR). Mỗi năm là một kỷ lục mới về số lượng các công ty chuyển quyền tài phán sang Liên bang Nga và trở thành thành viên của SAR: nếu như năm 2020 chỉ có 2 thành viên đăng ký tại SAR trên Đảo Russky, thì đến tháng 8 năm 2023, con số này đã tăng lên 61. Ngoài ra, trong năm 2023, dự kiến một số thay đổi cơ bản trong luật của Nga cho phép các công ty thực hiện “hủy bỏ quyền sở hữu” thông qua các cơ chế khác ngoài việc tái cơ cấu sẽ được phê chuẩn. Động lực và thành quả của SAR trên đảo Russky trong năm qua là gì? Tác động của các thành viên trong SAR đối với sự phát triển của khu vực như thế nào? Những thay đổi nào về luật đã / sẽ được thông qua để hoạt động các doanh nghiệp trở lại Nga một cách thoải mái? Những rủi ro mà các công ty thực hiện tái cơ cấu phải đối mặt là gì và các lựa chọn thay thế cho quy trình này? Các công ty có thoải mái làm việc trong SAR không?


Moderator:
Marina Belyakova

Panellists:
Alexey Vostokov — Chief Executive Officer, Polyus
Nikolay Zhuravlev — Deputy Chairman of the Federation Council of the Federal Assembly of the Russian Federation
Alexander Iodchin — Director for Strategy and Development, Global Ports Management Company
Nikolay Stetsko — Deputy Chairman of the Government of the Primorsky Territory
Ilya Torosov — First Deputy Minister of Economic Development of the Russian Federation

Front row participants:
Andrey Tolmachev — General Director, Kaliningrad Region Development Corporation
Pavel Sheika — Director of Department for Special Administrative Region Support, Far East and Arctic Development Corporation

11.09.2023
17:15–18:45

Tòa nhà A, tầng 3, hội trường số 3

Viễn Đông qua 10 năm. Thành tựu và những việc cần làm.

Ngành lâm nghiệp: thực trạng và triển vọng


Việc sử dụng LesEGAIS giúp theo dõi số phận của từng cây, làm cho chuỗi cung ứng từ địa điểm khai thác gỗ đến người dùng cuối trở nên minh bạch, đồng thời đơn giản hóa công việc của các cơ quan nhà nước và địa phương. Nhà nước không khoanh tay đứng yên và đang tiếp tục phát triển số hóa ngành lâm nghiệp, tuy nhiên, có một trở ngại là hình thức quản lý rừng không phù hợp khiến không chỉ nhà nước mà cả doanh nghiệp không thể cho thuê rừng. Sự phân phối lại dòng chảy của ngành lâm nghiệp toàn cầu dẫn đến gia tăng chi phí logistics, và do đó làm giảm doanh thu từ việc bán gỗ. Trong các quá trình này, nhà nước cần hỗ trợ phát triển các tuyến giao thông và giúp doanh nghiệp thích ứng với điều kiện hiện tại, đồng thời duy trì việc làm và hiệu quả về thuế của doanh nghiệp. Làm thế nào để giải quyết vấn đề thiếu thông tin rừng và đơn giản hóa công việc với sự trợ giúp của số hóa? Làm thế nào để tăng sức hấp dẫn đầu tư của ngành lâm nghiệp? Doanh nghiệp còn thiếu điều gì? Cần có những biện pháp hỗ trợ nào của nhà nước? Bắt đầu từ đâu và làm gì tiếp theo?


Moderator:
Alla Sbitneva — Project Director, Sberbank

Panellists:
Oleg Bocharov — Deputy Minister of Industry and Trade of the Russian Federation
Dmitrii Dobrynin — Vice President, New Forest Pro (online)
Evgenii Korzh — Director, Eco Toys
Nikolay Krotov — Deputy General Director, Arkhangelsk PPM
Vladimir Krylov — Deputy Director, St. Petersburg State Forest Technical University (online)
Viacheslav Spirenkov — Deputy Head, Federal Forestry Agency
Konstantin Stepanov — Minister of Forestry and Protection of Wildlife of the Primorsky Krai

12.09.2023
10:00–11:30

Tòa nhà D, Tầng 5, hội trường số 16

Viễn Đông qua 10 năm. Thành tựu và những việc cần làm.

Đại dương thế giới: cơ hội toàn cầu cho ngành ngư nghiệp Nga


Phát triển đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ngoài và trên vùng biển mở bằng đội tàu đánh cá hiện đại với khả năng chế biến đồng bộ là một trong những nhiệm vụ chính của ngành. Năm 2022, ngư dân Nga đã đánh bắt được khoảng 580 nghìn tấn thủy sản bên ngoài EEZ của Nga - trong các vùng công ước và vùng mở của Đại dương Thế giới (giảm 12% so với năm 2021). Theo số liệu thống kê, nguồn nguyên liệu thủy sản Nga nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế quốc gia, chỉ tính theo các công ước quốc tế hiện hành, được cho phép đánh bắt đến 2 triệu tấn trong trung hạn. Một cuộc cải cách quy mô lớn trong ngành đánh bắt cá hiện đang được tiến hành ở Nga: nâng cấp đội tàu và công suất chế biến. Để làm được việc này, cần tạo điều kiện về mặt kinh tế trong sử dụng đội tàu mới của Nga tại các vùng biển mở của Đại dương Thế giới. Rõ ràng rằng đánh bắt cá bên ngoài vùng biển của Nga là một hướng phát triển chiến lược và đầy triển vọng về mặt kinh tế của ngành ngư nghiệp Nga. Việc mở rộng ngành ngư nghiệp, cùng với lợi ích địa chính trị, sẽ giúp củng cố vị thế cường quốc ngư nghiệp hàng đầu của Nga. Ngành ngư nghiệp Nga hiện có những cơ hội gì? Đâu là động lực cho doanh nghiệp? Các lĩnh vực ngư nghiệp nào được các công ty Nga quan tâm? Công cụ hỗ trợ của nhà nước (trợ cấp nhiên liệu, trợ cấp đóng tàu đánh bắt nhuyễn thể và đội tàu đánh cá ngừ chuyên dụng) - điều gì sẽ thực sự hiệu quả?


Moderator:
Anton Borisov — Anchor, Russia 24 TV Channel

Panellists:
Andrey Grechkin — General Director, Dalreftrans
Irina Zhachkina — Member of the Board, First Deputy Chairman of the Board, Russian Agricultural Bank
Kirill Kolonchin — Director, The Russian Research Institute of Fisheries and Oceanography (VNIRO)
Ivan Mikhnov — President, Antey Group of Companies
Ilya Shestakov — Head, Federal Agency for Fisheries (Rosrybolovstvo)
Mohamed El Hafedh Ejiwen — Director General, Mauritanian Institute for Oceanographic Research and Fisheries (IMROP) (online)

Front row participant:
Vladimir Solodov — Phó đại diện toàn quyền của Tổng thống tại vùng Viễn Đông

12.09.2023
10:00–11:30

Tòa nhà D, tầng 6, hội trường số 19

Viễn Đông qua 10 năm. Thành tựu và những việc cần làm.

Hiện trạng và triển vọng phát triển của ngành vận tải hydro ở Nga: thực trạng, thách thức và nhiệm vụ trọng tâm


Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ hydro trên toàn thế giới đặt ra hàng loạt vấn đề: từ việc Nga cần phải đẩy mạnh nỗ lực bắt kịp và vượt qua các quốc gia thành công nhất, đến việc sử dụng hydro như một loại năng lượng triển vọng khi Nga có một trữ lượng lớn hydrocarbon. Trong những năm qua, nhu cầu về công nghệ hydro đã tăng lên nhiều lần và sẽ không dừng lại. Một trong những lĩnh vực ứng dụng hydro phát triển nhất trên thế giới là xe sử dụng nhiên liệu hydro. Nga đang tích cực phát triển các dự án xe sử dụng nhiên liệu hydro ở Viễn Đông. Các công ty hàng đầu của Nga đang nghiên cứu thiết kế và triển khai một dự án hydro đồng bộ trên đảo Sakhalin, trong đó dự kiến xây dựng và triển khai cơ sở hạ tầng giao thông hydro cho vận tải đường bộ và đường sắt. Để phát triển và ứng dụng công nghệ hydro, một khu thử nghiệm đang được thành lập trên Sakhalin với sự hỗ trợ của nhà nước. Ngành công nghiệp vận tải hydro của Nga ở Viễn Đông có đặc điểm gì? Tương lai của ngành này ở Nga? Những dự án vận tải hydro nào đang được triển khai ở Nga và vai trò của nhà nước trong việc triển khai các dự án này là gì? Công nghệ vận tải hydro của Nga có phát triển trong bối cảnh hạn chế nhập khẩu công nghệ?


Moderator:
Denis Deryushkin — Chief Executive Officer, National Hydrogen Union

Panellists:
Song Liang — General Director, Gezhouba Russ (online)
Tiancai Ma — Vice Executive Secretary, China Hydrogen Alliance (H2CN) (video message)
Denis Nozdrachev — General Director, InfraVEB
Nikolay Odintsov — Vice President for Corporate Sales Development, Bus Division, GAZ Group Managing Company
Evgeny Pakermanov — President, Rusatom Overseas
Pavel Sorokin — First Deputy Minister of Energy of the Russian Federation

Front row participants:
Vyacheslav Alenkov — Deputy Chairman of the Government of the Sakhalin Region
Bogdan Kopasovsky — Director for Government Relations and External Communications, H2Invest

12.09.2023
12:30–14:00

Tòa nhà B, tầng 6, hội trường số 9

Viễn Đông qua 10 năm. Thành tựu và những việc cần làm.

Vai trò của Siberia trong chiến lược chuyển hướng sang phía Đông - vận dụng kinh nghiệm của Viễn Đông như thế nào?


Ngày nay, Siberia giữ một vai trò đặc biệt - trở thành động lực chính cho sự phát triển của nền kinh tế Nga trong điều kiện mới. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng Siberia, được phê duyệt vào đầu năm 2023, đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng nhằm biến Siberia thành một trung tâm tăng trưởng kinh tế nhanh và là thành trì của chính sách “xoay trục hướng Đông”. Tuy nhiên, Siberia có mối liên hệ chặt chẽ với Viễn Đông – nơi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm ấn tượng trong quản lý phát triển địa phương. Vận dụng kinh nghiệm của Viễn Đông vào việc tổ chức quản lý phát triển Siberia như thế nào? Có thể việc thành lập cơ quan phát triển Siberia sẽ tạo động lực để bắt đầu những thay đổi lớn trong khu vực và định hướng hiệu quả các công cụ tài chính, quản lý, khoa học và văn hóa xã hội hướng tới tăng trưởng. Những bí quyết quản lý nào có thể được sử dụng cùng với các kinh nghiệm thành công từ địa phương khác? Những kinh nghiệm thực tiễn toàn cầu nào sẽ giúp đạt được các mục tiêu chiến lược, đồng thời tăng khối lượng giá trị gia tăng được tạo ra, cải thiện mức sống của người dân, tạo ra cơ sở logistics mạnh, cùng với đó là trung tâm của nền kinh tế sáng tạo ở Siberia? Làm thế nào để kết hợp các chiến lược phát triển vùng của Siberia, Viễn Đông và phần châu Âu của Nga? Hiệu ứng tổng hợp từ việc đồng bộ hóa các chiến lược phát triển vùng ra sao? Làm thế nào để biến Siberia thành khu vực hấp dẫn giới trẻ sống và làm việc, sáng tạo và phát triển? Kinh nghiệm Viễn Đông có thể chia sẻ trong vấn đề này?


Moderator:
Anton Sviridenko — Executive Director, Stolypin Institute for the Economy of Growth

Panellists:
Elena Bezdenezhnykh
Petr Ivanov — Sociologist, Civil Engineering Laboratory; Author, Editor, Telegram channel "Urbanism as the meaning of life"
Andrey Klepach — Chief Economist, VEB.RF
Evgeny Kogan — Professor, National Research University Higher School of Economics
Yakov Sergienko — General Director, Yakov & Partners
Boris Titov — Presidential Commissioner of the Russian Federation for the Protection of Entrepreneurs’ Rights
Alexander Uss

Front row participant:
Mikhail Sutyaginskiy — Chairman of the Board of Directors, Titan Group of Companies

12.09.2023
12:30–14:00

Tòa nhà D, Tầng 5, hội trường số 13

Viễn Đông qua 10 năm. Thành tựu và những việc cần làm.

Cơ sở hạ tầng: hệ thần kinh của vùng Viễn Đông


Nhiệm vụ dài hạn quan trọng nhất trong phát triển vùng Viễn Đông là tạo dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để đảm bảo điều kiện cho tăng trưởng bền vững và triển khai hiệu quả các dự án đầu tư. Mật độ cơ sở hạ tầng tại khu vực này hiện còn khá thấp, cần tăng cường hạ tầng giao thông và logistics, hạ tầng kỹ thuật và xây dựng các công trình xã hội. Một tỷ lệ đáng kể cơ sở hạ tầng ở Vùng Liên bang Viễn Đông được xây dựng với các cơ chế hỗ trợ tài chính của nhà nước, các công cụ hợp tác công tư, nhượng quyền và tài trợ theo dự án. Cơ sở hạ tầng nào cần được xây dựng để tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững? Cần có những công cụ hỗ trợ nào để đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết? Những lĩnh vực và công cụ hỗ trợ nào trong điều kiện ngày nay là hiệu quả và cần thiết nhất cho các nhà đầu tư? Làm thế nào để kết hợp hiệu quả các biện pháp hiện có?


Moderator:
Natalya Trunova — Auditor, Accounts Chamber of the Russian Federation

Panellists:
Alexander Aksakov — Director of Infrastructure Bonds Division, DOM.RF
Lev Gorilovskiy — President, Polyplastic Group
Gadzhimagomed Guseynov — First Deputy Minister of the Russian Federation for the Development of the Far East and the Arctic
Sergei Ivanov — Special Representative of the President of the Russian Federation on Environmental Protection, Ecology and Transport
Nikita Stasishin — Deputy Minister of Construction, Housing and Utilities of the Russian Federation
Valery Tsivilev — General Director, Coal Mining Company “Kolmar”
Mikhail Yurchuk — Deputy CEO for Government Relations, Atlas Mining

Front row participants:
Georgy Fotin — General Director, GDK Baimskaya
Evgeniy Chekin — Chairman of the Government of of Kamchatka Territory
Yuliya Shabala — Deputy General Director for Sustainable Development and Corporate Affairs, Udokan Copper

13.09.2023
10:00–11:30

Tòa nhà D, tầng 6, hội trường số 20

Viễn Đông qua 10 năm. Thành tựu và những việc cần làm.

Dầu mới: Tiềm năng đầu tư của ngành nông nghiệp vùng Viễn Đông


Nông nghiệp ở Viễn Đông có sức hấp dẫn đầu tư vì hai lý do. Thứ nhất là tiềm năng xuất khẩu khổng lồ: tiếp cận trực tiếp thị trường châu Á - Thái Bình Dương, thị trường đang phát triển năng động nhất thế giới. Thứ hai, nhu cầu về thực phẩm vượt xa nguồn cung. Ví dụ, các loại nông sản “tươi” (trái cây, rau củ, v.v.) hiện vẫn chưa đáp ứng được về số lượng so với nhu cầu trên thị trường Viễn Đông. Sự xa xôi của Viễn Đông khiến việc cung cấp các sản phẩm nhanh hỏng ngay cả từ Siberia cũng trở nên khó khăn. Các cửa hàng bán lẻ ở Viễn Đông được mở ra đang giúp tăng khả năng tiếp cận sản phẩm về mặt vật lý và kinh tế. Các nhà phân tích dự đoán rằng hai nghìn siêu thị dạng “cạnh nhà” sẽ tạo ra một kênh phân phối thực phẩm mới về cơ bản và kết quả là mở ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp địa phương. Các nhà sản xuất địa phương cần những biện pháp khuyến khích nào khác để đảm bảo rằng vùng Liên bang Viễn Đông hoàn toàn tự cung cấp đủ lương thực? Những thị trường ngách nào tiềm năng nhất ở Viễn Đông? Đầu tư vào mảng nào của tổ hợp công nông nghiệp mang lại lợi nhuận? Liệu ngành nông nghiệp có đủ khả năng trở thành động lực mới của kinh tế Viễn Đông?


Moderator:
Konstantin Boucher — TV and Radio Presenter

Panellists:
Alexey Bezugly — Acting Head of the Department of Industry and Agriculture of the Government of the Jewish Autonomous Region
Andrei Bronts — Minister of Agriculture of the Primorsky Territory
Ekaterina Gavrilova — Head of Government Relations Office, X5 Group Far East
Alexander Efremov — Giám đốc điều hành, tập đoàn «Dobroflot»
Dmitriy Zhilyakov — Head of Industry and Technological Expertise Directorate, Russian Agricultural Bank
Stepan Inyutochkin — General Director, Target Agro
Valery Miroshkin — Vice President, Ecoculture Group of Companies (online)
Abdurazak Razakov — Director of Agriculture, Corporation for the Development of the Far East and the Arctic
Alexey Tkachev — General Director, Ratimir
Oleg Turkov — Minister of Agriculture of Amursky Territory
Evgeny Shestyuk — General Director, Myasoopttorg